Cuộc sống ở "cổng địa ngục" nóng 50-60 độ C

09/04/2016 16:32 PM | Sống

Tại nơi nóng nhất thế giới được gọi là "cổng địa ngục", vẫn có những con người sinh sống, và cảnh lao động của họ đã được nhiếp ảnh gia Massimo Rumighi ghi lại đăng mới đây trên Daily Mail.


Ngôi làng Hamad Ale (ảnh) là nơi sinh sống của những người mưa sinh bằng nghề khai thác muối tại vùng lõm Danakil. Họ thường đổi muối lấy thực phẩm, nước và những hàng hóa thiết yếu khác để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt này.

Ngôi làng Hamad Ale (ảnh) là nơi sinh sống của những người mưa sinh bằng nghề khai thác muối tại vùng lõm Danakil. Họ thường đổi muối lấy thực phẩm, nước và những hàng hóa thiết yếu khác để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt này.


Lưu huỳnh và muối đã tạo ra cảnh tượng đẹp ngoạn mục được nhiều du khách so sánh với mặt trăng.

Lưu huỳnh và muối đã tạo ra cảnh tượng đẹp ngoạn mục được nhiều du khách so sánh với mặt trăng.


Mặc dù có phong cảnh đẹp mê hồn, nhưng điều kiện ở khu vực mỏ muối này rất khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình từ 50 đến 60 độ C.

Mặc dù có phong cảnh đẹp mê hồn, nhưng điều kiện ở khu vực mỏ muối này rất khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình từ 50 đến 60 độ C.


Vùng lõm Danakil không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi mưu sinh của người dân bằng nghề khai thác muối.

Vùng lõm Danakil không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi mưu sinh của người dân bằng nghề khai thác muối.


Người dân dùng  dụng cụ thô sơ để cậy những tảng muối khỏi mặt đất. Nhiều người dân ở đây đã sống cả đời với nghề khai thác muối này.

Người dân dùng dụng cụ thô sơ để cậy những tảng muối khỏi mặt đất. Nhiều người dân ở đây đã sống cả đời với nghề khai thác muối này.


Một số công nhân sử dụng găng để bảo vệ tay, nhưng có những người thích dùng tay trần để khai thác muối.

Một số công nhân sử dụng găng để bảo vệ tay, nhưng có những người thích dùng tay trần để khai thác muối.


Những tảng muối được cắt gọt và buộc gọn gàng trước khi được đưa lên lưng lạc đà để vận chuyển tới nơi thu mua.

Những tảng muối được cắt gọt và buộc gọn gàng trước khi được đưa lên lưng lạc đà để vận chuyển tới nơi thu mua.


Những tảng “vàng trắng” được chất lên lưng lạc đà để vận chuyện tới thị trấn Berhale, cách mỏ khai thác khoảng 3 ngày đi bộ.

Những tảng “vàng trắng” được chất lên lưng lạc đà để vận chuyện tới thị trấn Berhale, cách mỏ khai thác khoảng 3 ngày đi bộ.


Lạc đà là phương tiện vận chuyển lý tưởng của người dân nơi đây, vì có thể di chuyển trong nhiều ngày mà không cần uống nước.

Lạc đà là phương tiện vận chuyển lý tưởng của người dân nơi đây, vì có thể di chuyển trong nhiều ngày mà không cần uống nước.


Nhưng lạc đà là loại động vật bướng bỉnh, nên cần những người dẫn đường có kinh nghiệm mới điều khiển được chúng.

Nhưng lạc đà là loại động vật bướng bỉnh, nên cần những người dẫn đường có kinh nghiệm mới điều khiển được chúng.


Lừa đôi khi cũng được sử dụng để vận chuyển muối, nhưng chúng không thể chở nhiều hàng hóa được như lạc đà cũng như khả năng chịu nóng kém hơn.

Lừa đôi khi cũng được sử dụng để vận chuyển muối, nhưng chúng không thể chở nhiều hàng hóa được như lạc đà cũng như khả năng chịu nóng kém hơn.


Vùng lõm Danakil còn được gọi là “Cổng địa ngục” vì sức nóng khủng khiếp và mùi lưu huỳnh bốc lên nồng nặc.

Vùng lõm Danakil còn được gọi là “Cổng địa ngục” vì sức nóng khủng khiếp và mùi lưu huỳnh bốc lên nồng nặc.


Sức nóng khủng khiếp ở đây không phải do mặt trời mà từ những núi lửa đang hoạt động.

Sức nóng khủng khiếp ở đây không phải do mặt trời mà từ những núi lửa đang hoạt động.


Màu vàng đặc trưng của vùng lõm Vùng lõm Danakil tương phản với màu núi xung quanh tạo nên khung cảnh đẹp lạ thường.

Màu vàng đặc trưng của vùng lõm Vùng lõm Danakil tương phản với màu núi xung quanh tạo nên khung cảnh đẹp lạ thường.

Theo Huy Phong

Cùng chuyên mục
XEM