Cuộc đời là vậy, đại họa của Samsung, hóa ra lại là niềm vui của tất cả các đối thủ
Samsung đang trải qua thời kỳ khó khăn sau khi đã phải thu hồi sản phẩm Note 7 và những hiệu ứng tiêu cực từ hệ quả của scandal liên quan đến lãnh đạo công ty. Đây là thời điểm không thể tốt hơn cho những đối thủ luôn phải nấp bóng của đại gia Hàn Quốc này vươn lên trên thị trường điện thoại thông minh
Những công ty điện thoại đang tranh thủ lấp đầy khoảng trống Samsung để lại trên thị trường. Đại gia Hàn Quốc vẫn đang phải điều trị vết thương của mình sau quá trình thu hồi rất tốn kém sản phẩm chủ đạo Note 7 và không có một sản phẩm chủ đạo nào để ra mắt trong hội chợ thường niên lớn nhất của ngành công nghệ viễn thông.
Huawei của Trung Quốc, ứng cử viên nặng ký nhất để lấp khoảng trống này trong thị trường điện thoại cao cấp, đã gấp rút cho ra mắt chiếc điện thoại mới vào ngày Chủ Nhật vừa qua, với hy vọng có thể thay thế Samsung trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 trên thế giới sau Apple trước thềm Đại hội Thế giới Di động vào tuần này.
Những công ty Trung Quốc khác như Xiaomi, Vivo, Oppo và Gionee cũng đang đeo bám sát sao, trong khi BlackBerry và Nokia đã cho ra mắt những chiếc điện thoại khai thác được sức hấp dẫn của những dòng sản phẩm retro.
Giám độc tiếp thị ở thị trường châu Âu của Samsung David Lowes nói tại một cuộc họp báo tại Barcelona:“Sáu tháng qua chắc chắn là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm rút kinh nghiệm từ bất cứ bài học nào.”
Samsung đã thu hồi Galaxy Note 7 vào tháng 10 năm ngoái sau khi pin lỗi đã khiến một số thiết bị bắt lửa, dẫn đến sự mất lòng tin của người tiêu dùng và thiệt hại 5 tỷ USD lợi nhuận kinh doanh, và cho phép iPhone vượt mặt về lượng doanh số bán ra.
Doanh số các nhà sản xuất sản phẩm điện thoại.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, thị phần của Samsung đã giảm 17,7% trong quý 4, trong khi của Apple tăng đến 17,8%. Một cuộc khảo sát đã cho thấy danh tiếng của Samsung đã tụt từ vị trí thứ 7 xuống 42. Có nhiều người nghi ngờ liệu Samsung có thể nhanh chóng lấy lại được vị thế của mình hay không.
Trái ngược với Samsung, CEO của Huawei Richard Yu cảm thấy rất lạc quan về tương lai của công ty mình. “Sự cạnh tranh là rất quyết liệt nhưng chúng tôi cho rằng chúng tôi đang có một cơ hội tốt” – trích từ một bài phỏng vấn với tờ Reusters.
Huawei hiện thực hóa quyết tâm của mình bằng việc mở rộng dòng điện thoại tầm trung và cao cấp, đối đầu trực tiếp ở châu Á và châu Âu với Apple và Samsung trong thị trường điện thoại thông minh.
Chiếc điện thoại cao cấp P10 của Huawei sẽ được bán ra kể từ tháng Ba với mức giá 649 Euro (685 USD) tại châu Âu, thị trường mục tiêu quan trọng của công ty Trung Quốc này, khả năng cao là trước sự ra mắt dự kiến của Samsung S8.
Huawei đã làm nên tên tuổi của mình với tư cách một công ty xây dựng mạng lưới viễn thông và chỉ chân ướt chân ráo vào thị trường viễn thông trong thập kỷ này. Công ty này không giấu giếm tham vọng trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 trên thế giới.
Những cái tên ít được phương Tây biết đến đang đẩy những nhà sản xuất điện thoại uy tín châu Á như ZTE, LG Electronics và Lenovo-Motorola vào nhóm “hạt giống số 2”. Oppo, Vivo và Xiaomi đang là những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 4, 5, và 6 trên thế giới, theo Strategy Analytics, với Sony ở vị trí 16 và HTC ở vị trí thứ 20.
Nhưng vận may có thể thay đổi rất nhanh chóng nhất là trong thị trường điện thoại thông minh. Theo Tim Coulling, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Canalys phát biểu:
“Cuộc chiến đấu dài hơi trong thị trường điện thoại thông minh đơn giản là một cuộc chiến tiếp thị.”