Cùng chạm đích, nhưng người về nhất hơn người về nhì ở tấm huy chương; cùng hoàn thành công việc, nhưng khác biệt giữa “làm tốt” và “làm xong” mới xác định ai là kẻ THÀNH CÔNG cuối cùng!

04/06/2019 09:00 AM | Sống

Không ai là không muốn thăng tiến trong công việc. Nhưng ít người biết được rằng, việc ta có thể thăng tiến hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc ta “làm xong” hay “làm tốt” công việc được giao.

Một lần làm tốt với toàn bộ nỗ lực

Nhiều người phàn nàn: "Sếp của tôi yêu cầu tôi làm đi làm lại một việc mỗi ngày, rất nhàm chán". Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghĩ rằng: "Tại sao sếp lại bảo ta cứ lặp đi lặp lại một công việc? Phải chăng ta đã không thực hiện tốt trong lần đầu tiên, sếp không hài lòng nên muốn ta thực hiện lại?"

Phần lớn mọi người, chỉ biết rằng mình phải làm rất nhiều việc, nhưng lại không biết rằng mức độ hoàn thành công việc của mình đến đâu.

"Làm xong" hay "làm tốt" chỉ khác nhau một chữ, nhưng bản chất lại vô cùng khác biệt. "Làm xong" đơn giản chỉ là thực hiện, kết quả đến đâu chưa cần biết, chỉ qua loa hoặc ứng phó cho xong việc. "Làm tốt" là chẳng những hoàn thành, mà lại còn thực hiện tốt, thể hiện trách nhiệm của mỗi người về mục tiêu bản thân, trách nhiệm đối với tổ chức, cấp trên và trách nhiệm đối với lợi ích của công ty. Có làm tốt hay không là điểm mấu chốt để quyết định một nhân viên sẽ thăng tiến đến đâu.

 Cùng chạm đích, nhưng người về nhất hơn người về nhì ở tấm huy chương; cùng hoàn thành công việc, nhưng khác biệt giữa “làm tốt” và “làm xong” mới xác định ai là kẻ THÀNH CÔNG cuối cùng!  - Ảnh 1.

Đã thực hiện, nên nỗ lực 100%. Hãy cố gắng làm việc để hoàn thành nhiệm vụ và làm hài lòng sếp chỉ trong một lần. Nếu không, ông chủ có thể liên tục yêu cầu bạn làm đi làm lại cho đến khi đạt yêu cầu. Điều này không chỉ lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp, mà còn lãng phí thời gian của bạn.

Giữa 99% và 100% có khác biệt gì không? 99% so với 100%, có vẻ chỉ tệ hơn một chút, nhưng thực tế không hề như vậy. Sự khác biệt này giống như khác biệt giữa người về nhất và về nhì trong một cuộc thi, chỉ có một người duy nhất giành được chức vô địch. Nếu mọi người cùng thắng, 99% và 100% giống nhau, vậy đâu còn có thể đánh giá, phân loại được ai? Sự khác biệt chỉ đến ở việc ai sẽ thực hiện được 1% cuối cùng.

Thường thường, mọi người sẽ nghĩ rằng: Tôi chỉ là nhân viên làm thuê ở công ty này, người ta trả tiền để tôi làm việc. Công ty có kiếm được tiền hay không là vấn đề của ông chủ, không liên quan gì đến tôi. Chính vì vậy, người ta chỉ dừng lại ở mức 99%. Phần thưởng sẽ dành cho những người chạm đến phần trăm cuối cùng.

Có trách nhiệm với bản thân và công việc của mình

Để có thể làm tốt được công việc, có thể bạn nên tham khảo 3 quy tắc sau:

Thứ nhất, từ bỏ suy nghĩ "gần như".

Nhìn vào các công ty thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, tại sao thương hiệu của họ đứng hàng thế kỷ và tồn tại mãi mãi? Bởi vì họ không chỉ phấn đấu cho sự xuất sắc về chất lượng sản phẩm, mà còn quản lý con người vô cùng chặt chẽ, họ không bao giờ cho phép nhân viên của họ có tâm lý "gần như". Có một công ty lớn nổi tiếng, trong công ty mỗi nhân viên đều có một cuốn sổ làm việc dày hơn cả từ điển. Có hàng tá trang chỉ về một quy trình. Điều này có nghĩa là gì? Trong xã hội cạnh tranh ngày càng cao, nếu bạn muốn thành công, được công nhận và chào đón, bạn phải nghiêm khắc với bản thân. Đây cũng là một điều đảm bảo để làm tốt mọi việc. Nếu bạn luôn cảm thấy "gần như", thì bạn sẽ mãi ở mức độ hiện tại.

 Cùng chạm đích, nhưng người về nhất hơn người về nhì ở tấm huy chương; cùng hoàn thành công việc, nhưng khác biệt giữa “làm tốt” và “làm xong” mới xác định ai là kẻ THÀNH CÔNG cuối cùng!  - Ảnh 2.

Thứ hai, thiết lập thương hiệu cá nhân.

Trong thời đại này, kỳ vọng của mọi người đối với công việc không còn đơn giản như một công cụ kiếm sống. Mọi người đều mong muốn tạo ra sự khác biệt. Sự nghiệp đối với mọi người vô cùng thiêng liêng, công việc là một trụ cột tinh thần. Làm tốt không chỉ mang lại một kết quả thành công, mà còn dần dần thiết lập thương hiệu của riêng mình và tạo ra một sự nghiệp ổn định. Vì vậy, nếu bạn làm tốt, không chỉ trong công việc hiện tại, bản còn mở ra những cơ hội mới cho tương lai.

Thứ ba, chịu trách nhiệm về bản thân và công việc.

Chỉ làm cho xong là một hành động thực sự vô trách nhiệm của một người đối với chính bản thân hay công việc. Những người như vậy rất khó để cải thiện khả năng cạnh tranh tại nơi làm việc. Khi làm việc, không chỉ nên ghi nhớ tầm quan trọng của việc thực hiện mà còn luôn ý thức chịu trách nhiệm cho bản thân và kết quả công việc của mình.

Không chỉ làm cho xong, mà còn phải làm tốt.

Kết quả là tiêu chí quan trọng nhất để đo xem một người có làm việc tốt hay không. Để đạt được một "kết quả" tốt, chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ với thái độ "làm tốt", làm việc chăm chỉ và làm điều đó với tất cả trái tim và tâm hồn. Bất kể công việc gì, ngay cả công việc đơn giản và phổ biến nhất, ta phải làm mọi thứ theo cách thực tế để có thể hoàn thành công việc, và chắc chắn ta sẽ thu được thành quả xứng đáng.

Theo Lê Dương

Cùng chuyên mục
XEM