"Core business" có còn quan trọng trong trào lưu đa ngành?

15/09/2017 17:19 PM | Kinh doanh

Chủ tịch TTC, Chủ tịch MP Logistics và Tổng giám đốc VP Bank đều đồng quan điểm rằng core business (mảng kinh doanh cốt lõi) vẫn rất quan trọng.

Tại Diễn đàn kinh doanh 2017 của Forbes Việt Nam tổ chức ngày 14/9, người điều phối chương trình đặt ra câu hỏi là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đều muốn vươn ra khỏi lĩnh vực đang hoạt động nhằm mục đích đem lại giá trị gia tăng hơn nữa thì hoạt động kinh doanh chính (core business) có còn quan trọng không?

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group), cho rằng core business rất quan trọng. Công ty phải quan tâm đến ngành có thu nhập căn bản để có điều kiện phát triển thêm. Doanh nhân cũng là người phải tự tin khi cơ hội đến thì không bỏ qua, không e ngại bất cứ lĩnh vực nào bởi điều quan trọng là công tác quản trị và điều hành.

Ông Thành cho hay, với TTC hiện nay, mía đường chính là core nhưng đến năm 2020, năng lượng sẽ là core của công ty.

Theo ông, đa ngành, đa sở hữu thì phải có mô hình quản trị tốt. Người ta sản xuất từ đồ chơi đến máy bay được, cơ bản nhất là quản trị và điều hày. Ngành nào cơ hội lớn thì nên tiếp cận để thay đổi. Đã là doanh nhân thì cơ hội đến phải nắm bắt.

Ông lấy ví dụ như TTC đang hoạt động ở 5 ngành. Ngành mới đây là năng lượng. Bước vào lĩnh vực mới này, TTC có các chuyên gia, tham mưu cho mình. Với những dự án đầu tư, TTC chấp nhận chi phí cao để vừa nhìn và vừa học.

Còn ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, cho rằng hiện tại mọi người đang hoạt động trong môi trường thay đổi quá nhanh đi kèm với nhiều thách thức, đặc biệt là công nghệ và những thay đổi trong cách làm kinh doanh hiện nay.

Với ngành ngân hàng, hoạt động chính có phải đơn thuần là ngân hàng không, bản thân ông cho rằng ngành ngân hàng là ngành phục vụ nhu cầu của người dân và ngành ngân hàng đang phải hướng đến các cơ hội làm thế nào để gia tăng giá trị cộng đồng, người tiêu dùng. Theo đó, khái niệm về hoạt động kinh doanh chính cũng mở rộng ra đến việc đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng.

Ông Vinh chỉ ra 3 phương châm giúp VP Bank vững bước trong những năm vừa qua.

Thứ nhất, là chọn lĩnh vực đang nằm trong nhu cầu tăng trưởng của thị trường, nhằm vào nhu cầu của 95 triệu dân Việt Nam. Đó là nhu cầu vô tận, đó là lựa chọn lớn đầu tiên. Đó không phải là riêng VP Bank khi nhắm vào thị trường đại chúng.

Thứ hai, khi đã xác định như vậy thì tập trung và kiên trị với chiến lược đó, không làm những việc khác. Từ đó, toát lên ý, phải triển khai thật tốt. Mỗi ngân hàng chọn hướng và triển khai khác nhau, đó là yếu tố tạo nên thành công.

Thứ ba, chúng tôi tập hợp đội ngũ, có thể không giỏi nhất, nhưng đồng lòng. Có người lo, có người làm, có người thực hiện để đạt được chiến lược đề ra.


Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VP Bank.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VP Bank.

Nói về quản trị rủi ro trong ngân hàng, ông Vinh cho rằng nợ xấu là từ được sử dụng nhiều bậc nhất trong Google. Điều đó cho thấy, bản thân từ nợ xấu không chỉ là sản phẩm của ngành ngân hàng mà là on con đẻ của ngành kinh tế. Nếu nhìn như vậy thì nhìn quản trị rủi ro tích cực hơn.

“Ở đâu cũng có rủi ro. Ngân hàng là kinh doanh rủi ro của tất cả ngành kinh tế. Không ai làm tốt ngay mà cần phát hiện, xử lý, phân tích. VP Bank chấp nhận rủi ro cao khi cho vay. Rõ ràng, phải hướng tới động lực dài hạn, đó là như cầu của thế giới. Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro và xây dựng, quản lý nó. Vừa làm vừa sửa, có sai và có sửa. Sai ít thôi và đúng nhiều thì mới có lãi”, lãnh đạo VP Bank cho biết.

Bà Đặng Minh Phương, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Minh Phương Logistics, cho rằng core business rất quan trọng trong phát triển doanh nghiệp, chọn ngành nào mà doanh nghiệp có thể làm để đem lại lợi ích cao nhất. Với sự thay đổi của thế giới thì chiến lược hoạt động của Công ty cũng phải thay đổi, nhưng luôn duy trì core business để có thu nhập ổn định rồi từ đó mới có cơ hội vươn tay đến lĩnh vực khác tạo thêm giá trị tăng cao cho lĩnh vực cốt lõi hiện tại.

“Core business rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, và mình nên chọn ngành nào có biên lợi nhuận cao nhất. Phải duy trì mảng core để có cơ hội đặt bàn tay vươn ra lĩnh vực khác và tạo thêm giá trị. Duy trì mảng cốt lõi nhưng tạo ra sự khác biệt để khách hàng luôn cần mình”, nữ doanh nhân bày tỏ quan điểm.

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM