Rộ mốt ‘chuyển khoản lì xì’ tại Trung Quốc

20/02/2015 08:37 AM | Công nghệ

Truyền thống trao quà vẫn còn tồn tại nhưng người Trung Quốc đang được thổi một luồng gió mới vào cách trao lì xì này đó là: Trao những phong bao lì xì điện tử thông qua điện thoại thông minh.

Nội dung nổi bật:

- Giống như Việt Nam, thời gian này 1,3 tỷ người dân Trung Quốc đang rộn rã đón Tết Nguyên Đán.

- Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, tập đoàn Tencent của Trung Quốc đã cho ra mắt dịch vụ chuyển tiền lì xì điện tử nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể gửi những "khoản tiền may mắn" đến những nơi xa.

- Dịch vụ mới này là một “bước đi khôn ngoan” của Tencent để ứng dụng tin nhắn 4 năm tuổi của họ là Wechat sẵn sàng cho một “cơn mưa tiền”.


Khi Tết Nguyên Đán sắp tới gần, Huang Jing – một cư dân Trung Quốc 26 tuổi đã bắt đầu trao “phong bao lì xì đỏ” cho những người bạn thân của mình dù vẫn còn độc thân.

Những cặp đôi đã cưới nhau theo truyền thống sẽ trao phong bao đỏ bên trong có tiền mặt được gọi là “hongbao” cho bố mẹ, những người trưởng thành độc thân và trẻ con trong suốt dịp tết âm lịch với mong muốn những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với họ. Truyền thống trao quà vẫn còn tồn tại nhưng người Trung Quốc đang được thổi một luồng gió mới vào cách trao lì xì này đó là: Trao những phong bao lì xì điện tử thông qua điện thoại thông minh.

Được ra mắt bởi Tencent vào tháng trước, dịch vụ này cho phép người dùng gửi và nhận những phong bao lì xì điện tử thông qua dịch vụ thanh toán của công ty. Đây cũng là lựa chọn cho phép người dùng gửi một khoản tiền vào ứng dụng và sau đó quyết định cách phân phối cho từng bạn bè của họ.

Theo truyền thông Trung Quốc, dịch vụ này đã xử lý các giao dịch trị giá tới 18 triệu NDT (tương đương 2,9 triệu USD) ngay trong 24 giờ đầu tiên sau khi ra mắt.

Chiêu bài mới của Tencent

Ngoài việc tạo điều kiện cho việc chuyển được “khoản tiền may mắn” tới những nơi xa, sự bùng nổ của thương mại điện tử và một chút liều lĩnh đã củng cố thêm thành công của chiến lược mới nhằm thay đổi truyền thống lâu đời của người Trung Quốc của Tencent. Bên cạnh đó, việc thanh toán trực tuyến đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi cũng thúc đẩy sự nhiệt tình của người dân với các dịch vụ kèm thêm này.

Gần 60% người dân thích “phong bao lì xì đỏ” được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của họ theo như nghiên cứu gần đây của Avanti Research Partner.

“Số lượng tiền thấp nhất là 1 NDT vì vậy tôi không cảm thấy bất tiện. Hơn nữa, dịch vụ này có tính gây nghiện như game vậy. Những người bạn của tôi và tôi đã thay phiên nhau để tiền vào các nhóm trò truyện và cho người phụ nữ may mắn quyết định xem ai là người được nhận nhiều nhất”, Huang – một người sống tại thành phố Quảng Châu nói.

Khi cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn ở mảng Internet tại Trung Quốc, dịch vụ mới này là một “bước đi khôn ngoan” của Tencent để ứng dụng tin nhắn 4 năm tuổi của họ là Wechat sẵn sàng cho một “cơn mưa tiền”.

Dù đối thủ cạnh tranh của họ là Alibaba cũng cung cấp một dịch vụ tương tự gọi là “hongbao” nhưng sự thống trị của Wechat trong mảng tin nhắn đã giúp họ có được lợi thế hơn so với Alibaba. Hiện Wechat có gần 468 triệu người dùng trong quý 3 của năm 2014 theo dữ liệu của Tencent.

“Đây là một bước đi khôn ngoan của Tencent để mở rộng mạng lưới thanh toán di động của họ. Nó không phải là cỗ máy kiếm tiền chính nhưng là cách để thu hút được nhiều người dùng hơn”, James Roy đến từ Tập đoàn nghiên cứu China Market nói. “Khi có được nhiều người dùng hơn liên kết vào những tài khoản ngân hàng, nó sẽ mở đường cho việc chi tiêu của khách hàng trên trang thương mại điện tử và ứng dụng taxi của Tencent”.

Bùng nổ thương mại điện tử

Ngoài hình thức gửi lì xì mới lạ này, người dân Trung Quốc cũng đang thích thú với thương mại điện tử nhằm tránh đám đông mua sắm tại các trung tâm vào dịp lễ.

“Trước kia, tôi phải chen chúc để mua quần áo và hàng hóa sau giờ làm việc hoặc cuối tuần. Tôi rất mệt mỏi”, Liao Qingshi – 33 tuổi sống tại Thượng Hải nói. “Năm nay, tôi đã dành 2 buổi trưa để đặt hàng trực tuyến và sắp xếp việc chuyển chúng về nhà. Thật thuận tiện khi tôi đặt hàng tạp hóa cho bố mẹ mình tại Hàng Châu”.

“Sự phổ biến của thương mại điện tử dấy lên lời cảnh báo với các nhà bán lẻ vì vậy họ cũng đang nhảy vào thị trường này với hy vọng theo kịp đối thủ cạnh tranh”, Roy nói.

>> Tại sao ngân hàng Trung ương Trung Quốc ‘đau đầu’ vì Tết?

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM