Một loại virus 30.000 năm tuổi vừa bị đánh thức từ lớp băng giá tại Bắc Cực

15/09/2015 11:19 AM | Công nghệ

Loài virus này được phát hiện từ một tảng băng tan chảy tại Bắc Cực do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và đây không phải là trường hợp đầu tiên.

Một loài virus tồn tại cách đây 30.000 vừa được các nhà khoa học phát hiện tại Bắc Cực từ các khối băng tan chảy. Với tên gọi Mollivirus sibericum, nó có kích thước tới 0,6 micron, lớn hơn rất nhiều loài virus hiện tại. Đồng thời, nó cũng mang số lượng gen rất lớn, tới 500 gen, so với virus HIV thì chỉ có 9 gen mà thôi.

Loài virus này được phát hiện từ một tảng băng tan chảy tại Bắc Cực do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và đây không phải là trường hợp đầu tiên. Trước giờ đã có tổng cộng 4 loài virus được phát hiện theo kiểu này: đầu tiên là Mimivirus vào năm 2013, một năm sau phát hiện thêm 2 con nữa là Mimivirus và Pithovirus sibericum.

Các nhà khoa học cho biết hiện tại không cần phải lo lắng về sự việc này bởi đây là loài virus không thể lây lan cho con người trước khi bị đánh thức. Do đó, họ đang tìm mọi cách để đề phòng tình huống xấu xảy ra. Đồng thời trong báo cáo khoa học, họ đã viết rằng phát hiện lần này không phải là một dấu chỉ đáng mừng. “Thật ra đã có 2 loài virus khác có thể hồi sinh một cách dễ dàng từ lớp băng giá thời tiền sử tan chảy và điều này nên được quan tâm đúng mức trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu đang nóng lên.

Jean-Michel Claverie, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Viện vi sinh Marseille, Pháp nhận định mặc dù bên dưới các lớp băng giá đang ẩn chứa một nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị, nhưng công tác thăm dò chắc chắn sẽ tiếp tục làm băng tan và có thể đánh thức các tác nhân gây bệnh đã ngủ yên.

Cùng chuyên mục
XEM