Không cần bằng cấp, chàng trai này sẽ dạy bạn cách kiếm một công việc ở Thung lũng Silicon

19/10/2015 23:55 PM | Công nghệ

Chàng trai bỏ học đại học này cũng chính là người sáng lập của một Startup giáo dục với tôn chỉ muốn chứng minh rằng chúng ta không cần một tấm bằng mới có thể tiến vào ngành công nghệ.

Ashu Desai xây dựng ứng dụng iPhone đầu tiên của mình khi 16 tuổi, một game nhỏ có giá 99 cent với tên gọi Helicopter thu hút đến 50.000 lượt tải về Vài năm sau, trở thành sinh viên năm nhất ngồi trong giảng đường lớn đại học UCLA, Desai lại cảm thấy rất nhàm chán.

Desai thổ lộ: “Tôi đã khá thất vọng về những gì mình được học”. Cậu muốn học nhiều hơn về cách xây dựng một sản phẩm chứ không phải những chương sách giáo trình chán phát nôn, cũng như bắt đầu nghi ngờ về tấm bằng bốn năm trị giá đến sáu con số.

Desai bỏ học sau năm đầu tiên. Lúc này cậu đề nghị những nhân tố trẻ khởi nghiệp khác cơ hội để bỏ học: tham gia công ty mà cậu thành lập tại San Francisco từ năm 2012. Make School sẽ tổ chức chương trình học 2 năm được cấp chứng chỉ để giúp các kĩ thuật viên tìm được công việc tại thung lũng Silicon mà không cần bằng đại học.

Hơn 350 người đã đăng kí vào lớp học giới hạn 50 học viên. Họ sẽ học cách phát triển ứng dụng iOS qua các ngôn ngữ lập trình như Objective-C và Swift, xây dựng website bằng Ruby on Rails và mạng với mục tiêu trở thành nhà sáng lập Startup hoặc làm việc cho một doanh nghiệp.

Desai rất tự tin vào tính hiệu quả của mô hình đến mức không hề lên kế hoạch thu học phí trước từ các học viên. Thay vào đó, mỗi học viên sẽ trả học phí theo cách riêng từ số tiền họ kiếm được qua kì thực tập mùa hè mà họ sẽ tham gia vào giữa khoá học và 25% số tiền lương năm đầu tiên.

Desai cho biết: “Trong ngành công nghệ, các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến những gì bạn làm được hơn là nơi bạn đã học. Chúng tôi đang cố gắng để tạo nên một học viện có thể phản ánh giá trị tạo ra từ giáo dục và những gì chúng tôi hướng đến sẽ giúp mọi người thành công trong lĩnh vực công nghệ”

Có một phương diện cổ tính trong lời hứa của Make School đã thổi niềm hi vọng vào những người trẻ trong bối cảnh nhu cầu vị trí kĩ sư phần mềm trở nên bùng nổ. Với mức học phí khoảng 10.000 USD, trường đã hứa sẽ biến những cựu nhân viên ngành xã hội và các nhân viên ngân hàng thành những nhà phát triển web bán chuyên nghiệp trong 12 tuần cho đến chuyên gia với mức lương 6 con số. Ngay sau đó họ vấp phải kinh nghiệm đau thương khi đối mặt với những cáo buộc về chất lượng giảng dạy vì ngày càng trở nên đại trà. Việc quên đi bằng cấp tiềm ẩn những mối nguy hại.

Anthony Carneval, giám đốc Trung tâm giáo dục và nhân lực Georgetown chia sẻ: “Bỏ học đại học luôn là một canh bạc. Các nhân viên cũng cho biết: “Họ có thể giỏi về lập trình, nhưng cũng cần biết thêm về các khái niệm và nền tảng học thuật. Không phải hạt giống nào cũng có thể trở thành đại thụ.”

Make School có cách để tránh những vấn đề như vậy. Không tập trung vào kĩ thuật lập trình với hi vọng biến những nhân viên chuyển ngành thành các nhà phát triển mới, Make School được định hướng tìm lối đi tắt cho “những đứa trẻ bắt đầu học hacking từ năm 9 tuổi, các chuyên gia tin học có dự định bỏ học đại học và các sinh viên đã gửi 10 đến 20 ứng dụng cho App Store”

Chương trình được dựa trên giáo trình do nhà sáng lập của Reddit – Alexis Ohanian, các nhà đầu tư mạo hiểm Tim Draper, Andreessen Horowitz và Y Combinator soạn thảo. Ngay cả Carrnevale, trước thực trạng nhu cầu tay nghề kĩ năng cao, cũng nhìn thấy tiềm năng từ mô hình Make School.

Carnevale cho biết: “Chúng tôi đang vươn đến lúc bằng chứng nhận lập trình có giá trị hơn cả bằng đại học. Nó sẽ không giá trị như bằng kỹ sư, nhưng sẽ có giá trị hơn bất kì bằng cử nhân nào khác.”

Có lẽ vật cản khó khăn nhất chính là phụ huynh. Josh Archer, một sinh viên năm hai ngành khoa học nhận thức tại đại học UCLA đang chuẩn bị nghỉ học để ghi danh vào Make School trong mùa thu này. Cha mẹ của cậu và cả các bác sĩ đều không đồng tình dự định này.

“Tất cả họ đều khuyến khích tôi học đại học, hoàn tất nó và có thể lấy cả bằng Tiến sĩ” – Lời tâm sự của Archer, người hi vọng trở thành nhà phát triển iOS sau khi kết thúc chương trình – “Đến khi họ hiểu những gì tôi học được trong hai năm còn nhiều hơn cả bốn năm, cuối cùng họ cũng đồng ý.”

Ngay cả những doanh nhân thành công cũng không không đồng tình với ý kiến của phụ huynh khi hoạch định con đường sự nghiệp của mình. Desai chia sẻ: “Mẹ tôi thỉnh thoảng vẫn gọi hỏi khi nào tôi sẽ trở lại trường đại học.”

Thanh Phương

Cùng chuyên mục
XEM