Giám đốc FBI: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu kỹ sư của Apple bị bắt cóc và ép viết phần mềm bẻ khóa?”

03/03/2016 19:46 PM | Công nghệ

Đại diện của FBI và Apple vừa tham gia buổi điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ và giám đốc FBI đã có nhiều phát biểu khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Ngày hôm nay, FBI và Apple phải tham gia một buổi điều trần tại Ủy ban Tư pháp. Đại diện của FBI là giám đốc James Comey, còn đại diện của Apple là luật sư Bruce Sewell.

Trong buổi điều trần này, Quốc hội Hoa Kỳ sẽ đặt câu hỏi cho cả hai đại diện của hai phía để làm rõ một số vấn đề có liên quan đến vụ việc bẻ khóa iPhone của kẻ sát nhân, sắp được đưa lên Tòa án Tối cao.

Và trong buổi điều trần này, giám đốc FBI James Comey đã trở thành tâm điểm của sự chú ý với rất nhiều phát ngôn khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Khi Thượng nghị sĩ Ted Deutch đặt câu hỏi cho giám đốc FBI về hậu quả của việc tạo ra một công cụ giúp bẻ khóa mã hóa trên iPhone, giả dụ nó có thể rơi vào tay của kẻ xấu. Ông Comey đả trả lời bằng một tình huống giả định:

“Các lập luận là có vẻ rất thuyết phục, nhưng tôi cho rằng bạn có thể tự giả định. Vâng, các kỹ sư của Apple có chiếc chìa khóa này trong đầu của họ, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ bị bắt cóc và ép phải viết phần mềm đó ra?”.

Theo giám đốc FBI thì đó là một khả năng có thể xảy ra và nó vẫn sẽ đe dọa đến việc bảo mật, ngay cả khi FBI có yêu cầu Apple tạo ra công cụ đó hay không. Công cụ bẻ khóa đó vẫn tồn tại và nếu muốn thì kẻ xấu vẫn có thể khai thác nó theo một cách khác.

Tuy nhiên câu trả lời của giám đốc FBI có vẻ như đang muốn hướng trách nhiệm của việc yêu cầu Apple tạo ra công cụ bẻ khóa sang một đối tượng khác, chứ không phải trách nhiệm của FBI.

Chuyện gì xảy ra khi các kỹ sư của Apple bị bắt cóc?

Apple có một quy định rõ ràng về việc các nhân viên của mình phải hành xử như thế nào khi lâm vào tình huống nguy hiểm, có thể là bị kẻ xấu bắt cóc. Và nó có viết: “Hãy làm theo yêu cầu và bất kỳ điều gì để có thể tồn tại”.

Nó có nghĩa là không có “người hùng”, bạn có thể tiết lộ bí mật để có thể giữ được mạng sống của mình.

Apple có chính sách bảo mật thông minh.
Apple có chính sách bảo mật thông minh.

Tuy nhiên ngay cả khi một kỹ sư của Apple bị bắt cóc, thì việc tạo ra một công cụ bẻ khóa iPhone hoặc giải mã hóa cũng là điều không thể. Do các biện pháp an ninh của Apple là rất thông minh.

Apple chia các kỹ sư làm việc trên phần mềm của mình thành các nhóm nhỏ riêng biệt. Để có thể bẻ khóa chiếc iPhone như yêu cầu của FBI, hoặc trong một trường hợp nào đó là theo yêu cầu của kẻ bắt cóc, các kỹ sư sẽ phải có trong tay đoạn mã chìa khóa kỹ thuật số của Apple.

Nhóm quản lý chiếc chìa khóa quan trọng này được gọi là Certificate Authority và chỉ có 5 kỹ sư cao cấp có quyền truy cập. Và nó bắt buộc phải có xác nhận của 2 kỹ sư cùng lúc. Nguồn tin của Business Insider cho biết.

Vì vậy sẽ không có chuyện công cụ bẻ khóa của Apple (nếu như nó thực sự đã được tạo ra), có thể rơi vào tay kẻ xấu. Ngay cả khi kẻ xấu này bắt cóc kỹ sư của Apple và đe dọa.

Đây mới chỉ là phiên điều trần của Quốc hội và mặc dù nó sẽ khiến cho 2 phía FBI và Apple nhận được sự ủng hộ. Nhưng quyết định của Tòa án Tối cao sẽ không bị ảnh hưởng nhiều và đó mới là phán quyết cuối cùng.

Ông Comey cho biết vấn đề bảo mật của iCloud không phải là một vấn đề đối với FBI, vì iCloud không được mã hóa. Nhưng sự thật là iCloud cũng được mã hóa. Một thành viên của Quốc hội cũng đã nhắc lại vụ scandal “Fappening”, khiến rất nhiều người nổi tiếng bị lộ ảnh cá nhân mà họ lưu trữ trên iCloud.

Theo Gizmodo.

"Về cơ bản chúng tôi chỉ yêu cầu Apple cho những con chó gác cổng của họ đi chỗ khác, để chúng tôi có thể thử phá chiếc khóa đó", giám đốc James Comey mô tả về mục đích thực sự của FBI.

Theo Bloomberg.

Theo TVD

Cùng chuyên mục
XEM