Facebook và Xiaomi 'kết thân'?

13/01/2015 16:24 PM | Công nghệ

Facebook muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc còn Xiaomi thì tham vọng mở rộng ra nước ngoài vì vậy cả hai bên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau.

Nhiều nguồn tin thân cận cho biết, trước khi huy động được 1,1 tỷ USD thành công vào tháng trước, Mark Zuckerberg và CEO Xiaomi là Lei Jun đã cùng thảo luận về khả năng đầu tư của Facebook vào nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc. Tuy nhiên, thỏa thuận cuối cùng có thể sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.

Cụ thể, những cuộc thảo luận và bữa ăn tối giữa Mark Zuckerberg và Lei Jun trong chuyến thăm Bắc Kinh của nhà sáng lập Facebook vào tháng 10/2014 chưa bao giờ được công bố chính thức. Một số người có liên quan nói rằng, sau khi cân nhắc đến những vấn đề liên quan đến chính trị như việc Facebook bị cấm tại Trung Quốc kể từ năm 2009, cả 2 CEO đều cho rằng việc hợp tác đầu tư bây giờ là chưa khả thi.

Tuy vậy, một cá nhân có liên quan đến vòng huy động vốn mới nhất của Xiaomi nói rằng dù thỏa thuận đầu tư mới chỉ ở giai đoạn xem xét nhưng nó nói lên mức độ gắn kết giữa hai công ty đang ngày một bền chặt hơn trong thời điểm lĩnh vực công nghệ đang bùng nổ tại Trung Quốc.

Trong khi đó, một thỏa thuận hợp tác kinh doanh giữa Facebook và Xiaomi khiến “đôi bên cùng có lợi”:

- Nhà sản xuất điện thoại được coi là “Apple của Trung Quốc” có cơ hội khiến hồ sơ quốc tế của mình trở nên "đẹp hơn" và dễ dàng thâm nhập vào mạng lưới xã hội của Mỹ với hơn 1,3 tỷ người dùng.

- Về phần Facebook, họ có thể đạt được tham vọng tấn công vào đất nước đông dân nhất thế giới với những cơ hội hợp tác mới.

Tuy nhiên, CEO Lei của Xiaomi tỏ ra “chần chừ” với ý định mua lại cổ phần của Facebook một phần là bởi lo ngại ảnh hưởng tới chính trị vì Facebook vẫn bị cấm tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, Xiaomi cũng sợ việc gắn bó với Facebook có thể đe dọa đến quan hệ với Google, một đối tác kinh doanh quan trọng của hãng. Hiện điện thoại của Xiaomi vẫn được xây dựng trên nền tảng hệ điều hành Android của Google.

Dù vậy, vào tháng trước Xiaomi vẫn tuyên bố thu hút được hơn 1,1 tỷ USD từ các nhà đầu tư. Các bên tham gia vòng huy động vốn này bao gồm quỹ công nghệ có trụ sở tại Hong Kong là All Stars Investment; DST Global – một công ty vốn tư nhân đã từng đầu tư vào Facebook và Alibaba, một công ty quỹ tại Singapores là GIC, công ty đến từ Trung Quốc là Hopu Management và cuối cùng là quỹ của ông chủ Alibaba là Yunfeng Capital.

Việc huy động vốn đã nâng giá trị của Xiaomi lên 45 tỷ USD. Một con số cực kỳ ấn tượng sau chỉ 3 năm kể từ khi bán chiếc điện thoại thông minh dầu tiên. Công ty đạt doanh thu gần 12 tỷ USD trong năm 2014.

Bản thân Zuckerberg luôn để mắt đến Trung Quốc như một thị trường quan trọng trong tầm nhìn kết nối dân số toàn cầu của anh. Tuy nhiên, giống như Google và Twitter, mạng xã hội khổng lồ này đã bị chặn tại Trung Quốc vì lo ngại an ninh quốc gia.

“Facebook muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc còn Xiaomi thì tham vọng mở rộng ra nước ngoài vì vậy cả hai bên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau”, một cá nhân liên quan đến vấn đề này nói.

Cả Xiaomi và Facebook đều từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Kết quả bỏ ngỏ

Hai CEO Zuckerberg và Lei Jun bắt đầu biết đến nhau và có mối quan hệ thân thiết hơn kể từ năm ngoái. Vào tháng 10, Zuckerberg đã được mời đến ăn tối tại nhà riêng của Lei ở Bắc Kinh cùng với giám đốc phát triển kinh doanh của Facebook là John Lagerling và người đứng đầu Trung Quốc là Vaughan Smith.

Khi Xiaomi tìm kiếm thêm nguồn tài chính vào năm ngoái, một công ty quỹ có trụ sở tại San Francisco là ICONIQ Capital (quỹ quản lý rất nhiều tài sản cá nhân của các tỷ phú bao gồm cả Mark Zuckerberg) đã cân nhắc đến việc mua cổ phiếu của công ty này nhưng cuối cùng họ đã không mua.

Mối quan hệ chiến lược với Xiaomi không chỉ giúp Facebook có cơ hội phân phối các ứng dụng cho thị trường Trung Quốc mà hãng này còn có thể xem Xiaomi như một đồng minh lớn mạnh trong nỗ lực phá bỏ lệnh cấm của chính quyền Trung Quốc.

Với Xiaomi, việc thâm nhập vào dữ liệu người dùng khổng lồ của Facebook là bước đệm cho tham vọng phát triển trở thành công ty Tnternet toàn cầu chung cấp các dịch vụ trực tuyến của CEO Lei.

Tuy nhiên, CEO Lei dường như cho rằng sẽ là quá “nhạy cảm” nếu bán cổ phiếu cho Facebook trong tình trạng chưa chắc chắn về chính trị như hiện nay khi Lu Wei – Giám đốc cục an ninh mạng Trung Quốc cảnh báo rằng những mạng xã hội, đặc biệt là dịch vụ nước ngoài như Facebook có thể gây mất ổn định xã hội.

Tuy vậy, mối quan hệ giữa Facebook và chính phủ Trung Quốc dường như đang "ấm dần" khi ông Lu cũng vừa có chuyến thăm quan trụ sở văn phòng của Facebook tại Mỹ vào tháng trước.

>> Xiaomi trở thành công ty khởi nghiệp công nghệ giá trị nhất thế giới

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM