Chính phủ Trung Quốc đã chắp cánh cho con hổ Alibaba như thế nào?

23/09/2014 15:35 PM | Công nghệ

Alibaba đang là website thương mại điện tử lớn nhất thế giới, và cuộc IPO gần đây cũng cho thấy tham vọng của tập đoàn này muốn vươn ra bên ngoài biên giới Trung Quốc.

Alibaba có thế coi là doanh nghiệp Trung Quốc gây được tiếng vang và sự chú ý đáng kể nhất từ cộng đồng quốc tế tính đến thời điểm hiện tại. Xét về nhiều phương diện, Alibaba đang là website thương mại điện tử lớn nhất thế giới, và cuộc IPO gần đây cũng cho thấy tham vọng của tập đoàn này muốn vươn ra bên ngoài biên giới Trung Quốc.

Sự thành công của con hổ Alibaba có phần đáng kể là được “chắp cánh” bởi những chính sách hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, mà hầu hết trong số đó khiến cho đất nước này trở nên không mấy hiếu khách với các doanh nghiệp quốc tế và mang lại môi trường thoáng đãng cho các doanh nghiệp nội địa thỏa sức phát triển.

1. Mạng xã hội

Alibaba nhảy vào lĩnh vực mạng xã hội khá muộn, tuy nhiên lại rất nhanh chóng bắt kịp những mạng xã hội đình đám khác trên thế giới như Twitter hay Facebook. Điều này là do chính phủ Trung Quốc đã cấm cả hai tên tuổi này gia nhập thị trường nội địa, để tới cuối năm 2013, khi Alibaba trở thành cổ đông chiến lược của dịch vụ tiểu blog Sina Weibo, tập đoàn này nghiễm nhiên chiếm vị trí độc tôn trên mảnh đất màu mỡ với gần 1/5 dân số thế giới mà không phải chịu bất cứ sự cạnh tranh nào từ phía các đối thủ ngoại.  

Các mạng xã hội đình đám tháo chạy khỏi Trung Hoa

Các mạng xã hội đình đám tháo chạy khỏi Trung Hoa

2. Chia sẻ video trực tuyến

Người Trung Quốc không những không thể check Facebook hay Twitter mà còn không thể chia sẻ những video tâm đắc của mình trên Youtube hay Google, bởi chính phủ nước này cũng cấm cửa luôn cả Google. Thị trường truyền hình trực tuyển bị dọn dẹp sạch sẽ cho các doanh nghiệp nội địa tung hoành, trong đó có Alibaba, vốn là doanh nghiệp rất quan tâm tới địa hạt này. Hiện tại Jack Ma đang sở hữu 5,5% cổ phần của Huayu Brothes Media, một hãng phim tư nhân  ở thủ đô Bắc Kinh, tiếp đó ngày 29 tháng 4, tập đoàn Alibaba lại tiếp tục thâu tóm công ty truyền hình trực tuyến Yoku Tudou.

3. Thương mại điện tử

Khác với chính sách bế quan tỏa cảng áp dụng cho các lĩnh vực trên, đối với thương mại điện tử, chính phủ Trung Quốc không cấm các công ty nước ngoài nhảy vào cạnh tranh, tuy nhiên thị trường nước này lại có những điểm đặc thù riêng mà các doanh nghiệp nước ngoài không dễ nắm bắt được, và đó là lợi thế lớn của Alibaba. Năm 2004, khi Ebay tấn công vào Trung Quốc, người khổng lồ thương mại điện tử kỳ vọng sẽ nhanh chóng thâu tóm thị trường, trong khi Alibaba khi đó chỉ là một doanh nghiệp nhỏ ít tiếng tăm. Nhưng Alibaba đã nhanh chóng tung ra trang web Taobao với những chính sách rất hợp lòng người tiêu dùng nước này. Cuộc chiến căng thẳng kéo dài nhiều năm giữa hai thương hiệu này cuối cùng cũng đi tới hồi kết bằng thất bại cay đắng của Ebay.

Sau bài học của Ebay, một số ông lớn khác như Walmart, Amazon vẫn chưa từ bỏ ý định thâm nhập thị trường màu mỡ Trung Quốc, nhưng các doanh nghiệp này có thành công được hay không vẫn còn là câu hỏi chờ lời giải đáp.

Danh sách dài những tên tuổi lớn bị “cấm cửa” ở Trung Quốc

Danh sách dài những tên tuổi lớn bị “cấm cửa” ở Trung Quốc

Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng vô số biện pháp khác để gây khó dễ cho các doanh nghiệp ngoại, tiêu biểu như trường hợp WalMart thường xuyên bị phạt vì dán nhầm mã sản phẩm. Amazon thì ít gặp rắc rối hơn, nhưng trong vòng 10 năm tồn tại ở thị trường này, Amazon mới chỉ chiếm được vỏn vẹn 6% thị phần, một con số quá khiêm tốn so với Alibaba

Hải Hà

Hải Hà

Cùng chuyên mục
XEM