Biến Messenger thành nền tảng: Lý do Facebook để WhatsApp độc lập sau khi mua lại?

02/04/2015 15:22 PM | Công nghệ

Lý do đằng sau việc Facebook mua ứng dụng OTT WhatsApp với giá gần như vô lý 18 tỷ USD đã bắt đầu rõ ràng hơn sau khi công ty công bố dịch vụ Messenger sẽ trở thành một nền tảng (flatform) cho các bên thứ ba.

Nội dung nổi bật:

- Messenger sẽ trở thành nền tảng cho bên thứ 3 phát triển ứng dụng, trong khi WhatsApp vẫn trung thành với triết lý đơn giản và có thể là 1 ứng trên Nền tảng Messenger.

- Theo chiến lược mới của Facebook, Messenger sẽ là Dương, WhatsApp sẽ làm Âm. Âm Dương tương hỗ như trong học thuyết Ngũ Hành của Trung Hoa.


Nền tảng Messenger cho phép các nhà phát triển ứng dụng liên kết chặt chẽ với Messenger, và trở thành kênh thông tin liên lạc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Những động thái này không phải là một bất ngờ lớn - vì Line và WeChat mới là những cái tên tiên phong ở châu Á trong nhiều năm qua. Người đứng đầu bộ phận Facebook Messenger, David Marcus, đã đưa ra nhiều gợi ý trong một cuộc phỏng vấn với Wiredlast. Trong khi ngành công nghệ đang phải chịu những tác động liên tiếp, lối thoát cho WhatsApp đã rõ ràng hơn bao giờ hết.

Nếu Facebook là một nền tảng (như nó hiện đang là), thì WhatsApp sẽ tiếp tục là một tiện ích trao đổi thông tin. WhatsApp là diễn đàn “âm” (đơn giản) thì Messenger diễn đàn “dương” (phức tạp). (Theo thuyết âm dương – trong âm có dương và ngược lại)

"Không quảng cáo, không trò chơi, và không thủ thuật hút người dùng" từ lâu đã là nét đặc biệt được quy định bởi người sáng lập ra WhatsApp, là công cụ kết nối con người với các doanh nghiệp. Ban đầu là dịch vụ tin nhắn miễn phí - WhatsApp làm lu mờ sức ảnh hưởng của SMS - và nay bao gồm cả cuộc gọi thoại, đang dần dần chiễm lĩnh các thiết bị Android.

Nếu Facebook không sở hữu Messenger - hay WhatsApp vẫn duy trì tính độc lập – những áp lực khi quảng bá trò chơi, tin nhắn doanh nghiệp – người tiêu dùng hoặc các tính năng khác mà được xem là bông vụ hái ra tiền ở châu Á và nhiều cách sinh lợi hơn việc đăng ký nhận thông tin với giá 1 USD mỗi năm. (Dù giá của nó là bao nhiêu, nhiều người đã không phải trả một xu nào cho ba năm sử dụng nó).

Tuy nhiên, đối với Messenger khi áp dụng phương pháp tiếp cận trên nền tảng tương tác và cung cấp nhiều sự trải nghiệm, thì WhatsApp là một phản đề của Messenger khi chỉ tập trung vào phương thức giao tiếp cơ bản.

Có người cho rằng Facebook sẽ mang WhatsApp trở lại dưới sự bảo bọc của Messenger Platform trong thời gian tới, thật dễ dàng thấy được khi ứng dụng này có khoảng 700 triệu lượt sử dụng hàng tháng. Nhưng có thể là một sự trùng lặp lớn giữa người dùng sở tại (WhatsApp) và 600 triệu người dùng từ Facebook đang sử dụng Messenger; việc chuyển đổi các tính năng trên hai ứng dụng đều không cần thiết.

Ngoài ra đây còn một trường hợp khả thi để cung cấp một số tùy chọn từ ứng dụng trò chuyện. Thế mạnh chủ yếu của WhatsApp là giao thức đơn giản. Tuy nhiên, nên có một kênh cho người sử dụng, như kiểu nhiều người dùng lớn tuổi không muốn nghe tiếng chuông hay âm thanh thông báo, hoặc những người dùng sử dụng thiết bị di động cấp thấp hoặc kết nối internet kém.

Đồng ý rằng WhatsApp sẽ không thu phí từ người sử dụng giống như Messenger nếu nó muốn trung thành với đặc tính đơn giản, nhưng chắc nhiều người sẽ đánh cược rằng Facebook là người vui mừng khi có một sự trải nghiệm khác biệt để những người dùng không sử dụng Messenger luôn nằm trong hệ thống của Facebook theo một hình thức nào đó. Điều đó sẽ tốt hơn là mất đi một đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhiều ý tưởng độc đáo trong tương lai sẽ xuất hiện trên WhatsApp.

Thông tin cập nhật: Brian Acton – người đồng sáng lập WhatsApp nói với nhóm F8 của Facebook rằng "[Messenger] Platform không phải là ý nghĩ ưu tiên hàng đầu của chúng tôi." Ông cho biết thêm: WhatsApp mới chính là sản phẩm mà chúng tôi đang tập trung phát triển.

>> Messenger chính là “cục cưng” trong gia đình Facebook

Trâm Nguyễn

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM