'Apple và Taylor Swift chỉ vừa diễn kịch với nhau mà thôi!'

24/06/2015 14:07 PM | Công nghệ

Cựu giám đốc công nghệ của Pandora cho rằng vụ việc đình đám nhất internet vừa qua chỉ là một chiêu trò đánh bóng tên tuổi của Taylor Swift và hành động của Apple không có gì đáng để khen ngợi.

Sau khi nữ ca sĩ Taylor Swift viết tâm thư về việc Apple không trả tiền bản quyền cho các nghệ sĩ trong suốt 3 tháng dùng thử ứng dụng nghe nhạc trực tuyến Apple Music, công ty này đã ngay lập tức thay đổi và trả lời bằng chính sách mới. Apple cho biết đã ghi nhận sự phản hồi từ phía Taylor cùng một số nghệ sĩ khác và quyết định sẽ trả tiền bản quyền cho họ ngay trong 3 tháng thử nghiệm dịch vụ.

Sau vụ việc trên, cả hai phía Apple và nữ ca sĩ Taylor Swift đều nhận được những điều tiếng tốt. Nữ ca sĩ trẻ người Mỹ được cộng đồng âm nhạc khen ngợi vì dám lên tiếng vì quyền lợi của các nghệ sĩ.

Bức tâm thư của Taylor Swift và hành động của Apple là một trong những sự việc nổi nhất mạng internet mấy ngày nay.

Bức tâm thư của Taylor Swift và hành động của Apple là một trong những sự việc nổi nhất mạng internet mấy ngày nay.

Apple cũng nhận được những phản ứng tích cực vì biết lắng nghe và giữ chính sách nhất quán của mình - các nghệ sĩ sẽ luôn được trả tiền cho tác phẩm của họ. Vụ việc từ lúc xảy ra cho đến khi được xử lý đã thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng internet thế giới. Tên tuổi của cả hai bên cũng được đánh bóng và nâng lên sau khi kết thúc vụ việc này.

Tuy nhiên theo như cựu Giám đốc công nghệ của dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Pandora, ông Tom Conrad thì mọi việc không đáng để ca ngợi như những gì cộng đồng internet đã làm.

Ông đăng trên trang Twitter của mình: “Bức tâm thư của Taylor Swift và phản ứng của Apple giống như một màn kịch tài tình. Không có gì cho thấy rằng đề xuất của Apple là điều đặc biệt và đáng để tuyên dương”. Vì tất cả các dịch vụ nghe nhạc khác đều đã làm điều tương tự.

Cựu Giám đốc công nghệ của dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Pandora, ông Tom Conrad cho rằng đây chỉ là một vở kịch.

Cựu Giám đốc công nghệ của dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Pandora, ông Tom Conrad cho rằng đây chỉ là một vở kịch.

Các dịch vụ khác như Spotify, YouTube, Pandora… đều phải trả tiền bản quyền cho các nghệ sĩ ngay cả trong thời gian thử nghiệm và miễn phí người dùng. Apple không phải kẻ đặc biệt, họ chỉ làm điều mà đáng ra họ phải làm và giống như bao người khác.

Trước đó Apple cũng cho biết sẽ trả cho các nghệ sĩ 71,5% doanh thu của Apple Music sau khi thời gian dùng thử kết thúc. Đó là cao hơn vài phần trăm so với các dịch vụ khác, để bù đắp cho việc kéo dài thời gian dùng thử lên tới 3 tháng. Tuy nhiên mục đích chính của Apple là muốn thu hút người dùng bằng thời gian dùng thử dài hơn.

Còn bây giờ, ngay cả khi Apple đã chấp nhận trả tiền cho các nghệ sĩ trong thời gian dùng thử dịch vụ. Chúng ta cũng không biết được rằng Apple sẽ trả bao nhiêu phần trăm cho họ, liệu có bằng 71,5% như sau khi kết thúc thời gian dùng thử hay là sẽ ít hơn.

Một số dịch vụ âm nhạc trực tuyến khác như Spotify cũng trả số tiền bản quyền khá lớn cho các nghệ sĩ, đó là 70% doanh thu. Riêng trong năm ngoái, số tiền bản quyền mà dịch vụ này phải trả lên đến 1 tỷ USD.

Taylor Swift được giới âm nhạc ca tụng là người dám đứng lên vì quyền lợi của các nhạc sĩ.

Taylor Swift được giới âm nhạc ca tụng là người dám đứng lên vì quyền lợi của các nhạc sĩ.

Conrad cho rằng hành động của Apple là điều đáng ra mà công ty này phải làm ngay từ đầu, không có gì đáng khen ngợi ở đây cả. Còn đối với Taylor, việc không được trả tiền bản quyền đối với một dịch vụ âm nhạc trực tuyến cũng không phải điều quá lớn và ảnh hưởng đến cô ca sĩ trẻ này.

Conrad cho biết, Taylor đã gỡ bỏ album “1989” của mình trên Spotify vào năm ngoái, cũng là lúc dịch vụ này đang thử nghiệm và miễn phí. Vì cho rằng dịch vụ nghe nhạc miễn phí làm “giảm giá trị âm nhạc” và số tiền bản quyền mà dịch vụ này trả cho các nghệ sĩ vào thời điểm đó là không xứng đáng.

Apple cũng được thơm lây, mặc dù công ty chỉ làm đúng nghĩa vụ của mình.

Apple cũng được thơm lây, mặc dù công ty chỉ làm đúng nghĩa vụ của mình.

Tuy nhiên sau đó, Taylor lại quyết định tham gia vào một dịch vụ video trực tuyến miễn phí, đó là YouTube. Vì tính lan tỏa và sự phổ biến của YouTube là rất mạnh, sự nghiệp của cô cũng bắt đầu đi lên từ đó. Tuy nhiên YouTube không trả tiền bản quyền cho ca sĩ mà chỉ trả tiền cho nhà sản xuất.

Hàm ý của Conrad là vấn đề không chỉ nằm ở số tiền bản quyền, vấn đề là ở danh tiếng và khả năng giúp tên tuổi của cô gái này được biết đến nhiều nhất. Chính vì vậy mà có thể coi vụ việc vừa xảy ra giống như một chiêu trò quảng bá tên tuổi bản thân của Taylor. Một vở kịch tài tình mà bạn diễn của Taylor là Apple cũng được tiếng thơm lây.

Theo TVD

Cùng chuyên mục
XEM