5 biểu đồ 'tố cáo' tình hình kinh doanh sa sút của IBM

01/01/2015 15:13 PM | Công nghệ

Kể từ khi Ginni Rometty trở thành CEO vào tháng 1/2012, cổ phiếu của hãng này đã giảm 16%. Các nhà đầu tư đã phải bán tháo cổ phiếu của hãng khi Rometty cố gắng đưa IBM thử sức trong các lĩnh vực như máy tính, phân tích dữ liệu và công nghệ di động.

Trong năm thứ 2 liên tiếp, cổ phiếu của IBM đang có biểu hiện tồi tệ nhất trong số chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones.

Kể từ khi Ginni Rometty trở thành CEO vào tháng 1/2012, cổ phiếu của hãng này đã giảm 16%. Các nhà đầu tư đã phải bán tháo cổ phiếu của hãng khi Rometty cố gắng đưa IBM thử sức trong các lĩnh vực như máy tính, phân tích dữ liệu và công nghệ di động. Cho đến nay, những lĩnh vực mới này thậm chí vẫn chưa bù đắp được cho sự sụt giảm doanh số bán hàng của thiết bị phần cứng và dịch vụ tư vấn công nghệ.

5 biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rằng Rometty sẽ gặp rắc rối trong quá trình tái cấu trúc IBM bởi công ty này đang tạo ra dòng tiền tự do ít hơn trước, đầu tư ít hơn so với các đối thủ cho nghiên cứu và phát triển và vay nợ nhiều hơn để chi trả cổ tức và mua lại cổ phiếu.

“IBM đang chuyển đổi nhanh chóng sang những cơ hội mới”, James Sciales - người phát ngôn của IBM nói. “Trong suốt năm 2014, công ty đã tập trung toàn lực vào hướng đi mới này”.

Tuy vậy, mặc dù IBM nói chiến lược đám mây của họ đang tiến triển nhưng vấn đề với Rometty là IBM đã chờ quá lâu để được chuyển đổi sang hướng kinh doanh này và hiện tại hãng đang phải chơi trò đuổi bắt với Amazon.com và Microsoft. Tháng tới, Rometty 57 tuổi, có cơ hội cập nhập những nhà đầu tư mới cho kế hoạch của bà trong năm 2015.

Biểu đồ 1:

Giá cổ phiếu của IBM ở mức khá rẻ so với dòng tiền tự do trong vòng hơn 3 năm qua cho thấy các nhà đầu tư đã đoán trước được tốc độ phát triển chậm lại của hãng công nghệ này. Dòng tiền là số tiền một công ty tạo ra sau khi trừ đi khoản chi tiêu vốn. Khi những công ty tạo ra ít tiền mặt, đồng nghĩa với việc họ cũng sẽ có ít tiền để đầu tư vào mảng kinh doanh mới, chia cổ tức và mua lại cổ phiếu.

Tỷ lệ giá cổ phiếu của IBM so với dòng tiền tự do giảm xuống mức thấp chỉ là 11,6 vào tháng này, thấp hơn 85% so với những công ty trong chỉ số Standard & Poor’s 500. Nó cho thấy các nhà đầu tư đang gia tăng hoài nghi về khả năng tạo ra tiền của IBM như cách họ đã từng làm được trước đây.

Vào tháng 10 Big Blue đưa ra dự đoán về dòng tiền tự do của IBM từ 12 tỷ USD lên 13 tỷ USD trong năm nay, giảm so với kế hoạch là 16 tỷ USD trong quý đầu tiên.

Biểu đồ 2:

Trong năm 2013, IBM đã trả khoảng 4,06 tỷ USD cổ tức cho các cổ đông và dành 3,62 tỷ USD để mua tài sản cho công ty như xây dựng trung tâm dữ liệu để mở rộng mảng kinh doanh điện toán đám mây. Đây cũng là lần đầu tiên số tiền chia cổ tức lớn hơn chi tiêu vốn. Thậm chí các chuyên gia phân tích nói rằng xu hướng này sẽ tiếp tục vào năm 2014.

IBM cũng dành hơn 19 tỷ USD mua lại cổ phiếu trong 4 quý vừa qua, tương đương khoảng 1/5 tổng doanh thu của toàn công ty. Việc mua lại này đã làm giảm số lượng cổ phiếu do cổ đông ngoài nắm giữ xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999, điều này sẽ khiến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cao hơn và giúp IBM tiến gần tới mục tiêu lợi nhuận.

Biểu đồ 3:

Những khoản vay mới có thể trợ giúp cho IBM trong việc chia cổ tức và mua lại cổ phiếu. Nợ ròng của IBM (tổng nợ trừ đi tiền mặt) đã tăng hơn 10 tỷ USD trong 1 năm qua lên mức 36,1 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1980.

Con số này bao gồm cả mảng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính của công ty. Nếu loại bỏ mảng này, IBM tuyên bố vào tháng trước rằng hãng sẽ kết thúc năm 2014 với món nợ “khá phù hợp” với năm 2013 vào khoảng 12,2 tỷ USD.

Biểu đồ 4:

IBM đã chi khoảng 6 tỷ USD trong 1 năm cho mảng nghiên cứu và phát triển – với kết quả là những thương vụ như siêu máy tính phân tích dữ liệu Watson và giúp  công ty có được nhiều bản quyền hơn tất cả những công ty khác trong vòng 21 năm nay.

Tuy vậy, IBM mới chỉ giành 6% doanh thu hàng năm cho nghiên cứu và phát triển - khoản đầu tư quan trọng nhất của bất kỳ công ty công nghệ nào nhằm đón đầu những xu hướng công nghệ mới. Khối lượng đầu tư vào nghiên cứu của công ty chỉ bằng một nửa so với những công ty trong S&P 500. Những công ty như Google, Cisco và Oracle thường bỏ ra khoảng 13% doanh thu của họ.

Chính vì vậy, "do không quan tâm tới nghiên cứu, tương lai của IBM trong dài hạn có lẽ sẽ là một câu hỏi lớn", trích lời Kullbinder Garcha, chuyên gia phân tích tại Credit Suisse Group AG.

Biểu đồ 5: 

Nhằm thay đổi hệ số biên lợi nhuận gộp, CEO Rometty đã từ bỏ rất nhiều dự án lỗ vào năm 2014 với mức lỗ trước thuế lên đến 500 triệu USD. IBM phát biểu rằng động thái này giúp giải phóng dòng tiền có thể đầu tư vào sự thay đổi của công ty.

Tuy nhiên, chi phí cho hành động này lên đến 7 tỉ USD, chiếm 7% doanh thu. Trong khi đó, những khoản đầu tư vào dự án phân tích dữ liệu và ứng dụng di động như thương vụ hợp tác với Apple vẫn chưa đến ngày thu hoạch trở thành trở ngại cho kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận

Tóm lại: Vô số áp lực đang dồn lên vai CEO Rometty khi muốn thay đổi cục diện của IBM.

>> IBM, McDonald’s và Coca-Cola đang sử dụng sai chiến lược kinh doanh?

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM