“Con đường tơ lụa” “bán hàng cho chính mình” của bà chủ Mia Fruit với dịch vụ bảo hành trái cây cao cấp

20/11/2019 15:30 PM | Xã hội

Khi mối quan tâm về sức khỏe của người dân ngày càng được đặt lên hàng đầu cùng với việc nhu cầu tìm kiếm “thực phẩm sạch”, thực phẩm an toàn, thực phẩm cao cấp ngày càng gia tăng đã mở ra nhiều tiềm năng và hướng đi mới trong kinh doanh nhưng để thành công trong lĩnh vực này là cả một hành trình.

Ăn gì hết sợ

Số liệu của Bộ Y tế chỉ ra rằng Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao nhất trên thế giới, chiếm tới 35% trong đó, nguyên nhân từ thực phẩm chiếm tỉ lệ lớn. Cần làm rõ, thực phẩm bẩn được hiểu là tất cả các loại thức ăn, thức uống cho vào cơ thể con người có khả năng gây hại cho sức khoẻ, mà nguy hiểm nhất là gây bệnh ung thư.

Trước thực tế đó, "ăn gì cũng sợ" là cụm từ được nghe nhiều nhất từ người tiêu dùng đặc biệt là từ các đối tượng có nhu cầu thực phẩm khắt khe như các gia đình có con nhỏ. Để giải quyết tạm thời, một số người đã tìm về các nguồn thực phẩm ở nông thôn hay tự trồng rau trên sân thượng nhằm cải thiện chất lượng bữa ăn thường ngày.

Trong nỗi lo chung của rất nhiều gia đình hiện đại trong xã hội thì câu chuyện thương hiệu của nhà sáng lập Mia Fruit (thương hiệu trái cây nhập khẩu cao cấp) lại là hành trình gian nan của một người phụ nữ can đảm đã biến trăn trở lớn thành hành động lớn, của một người trẻ "dám nghĩ dám làm", theo đuổi giấc mơ startup.

Nguyễn Ngọc Huyền - nhà sáng lập thương hiệu Mia Fruit cũng như những người trẻ của thế hệ ngày nay đã từng trải qua giai đoạn vất vả và gần như bế tắc để tìm nguồn thực phẩm sạch cho bản thân và gia đình. Sau nhiều đêm trăn trở, chị quyết định tìm đường kinh doanh trái cây sạch và trở thành người đầu tiên "tự bán, tự mua".

Mục đích ban đầu của Huyền chỉ là để phục vụ cho nhu cầu sử dụng mỗi ngày của chính mình và người thân. Nhưng do nhu cầu phát triển và mở rộng chị thành lập thương hiệu trái cây nhập khẩu để phục vụ cho bạn bè hay người tiêu dùng có chung nhu cầu lớn như mình. Tên gọi Mia được lấy từ tiếng Ý nghĩa là của tôi với mong muốn mang đến những nguồn thực phẩm sạch như cho chính bản thân sử dụng.

“Con đường tơ lụa” “bán hàng cho chính mình” của bà chủ Mia Fruit với dịch vụ bảo hành trái cây cao cấp - Ảnh 1.

Xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm một nguồn trái cây sạch, ngon và đảm bảo chất lượng cho bản thân và gia đình, Nguyễn Ngọc Huyền đã quyết định thành lập một công ty khởi nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm trái cây tươi nhập khẩu, đánh vào phân khúc cao cấp.

Con đường tơ lụa không trải hoa hồng

Dù tình trạng báo động của "thực phẩm bẩn" có thể dấy lên một phong trào startup "thực phẩm sạch" một cách mạnh mẽ nhưng không lấy gì để đảm bảo cho sự thành công của mô hình kinh doanh này. Đó cũng là băn khoăn của Shark Link khi từ chối đầu tư cho startup Dalat Foodie tại một chương trình kêu gọi vốn gần đây.

Nhận xét về mô hình, Shark Thái Vân Linh cho rằng nên chú trọng tìm hiểu và nghiên cứu khẩu vị của khách hàng trước khi tiến hành kinh doanh và phát triển ồ ạt.

Nếu chỉ có ý tưởng thôi thì chưa đủ, kinh doanh "thực phẩm sạch" là một lĩnh vực hoàn toàn mới nhưng cũng đầy thách thức, cần phải luôn đổi mới và bứt phá", nữ CEO chia sẻ.

Để chinh phục người tiêu dùng khó tính, hơn ai hết Huyền hiểu được yếu tố đầu tiên là chất lượng. Đối với trái cây sạch, chất lượng trước hết phải tươi và sạch tuyệt đối.

Muốn làm được như vậy, Huyền tìm cách giảm mọi công đoạn lưu trữ thậm chí hơn một nửa thời gian so với thông thường nên trái cây đến tay người tiêu dùng luôn tươi. Cụ thể, cherry trong vòng 48-72 tiếng đã chuyển về Việt Nam, 24-48 tiếng chuyển đến tay người tiêu dùng, vừa tươi vừa ngon thậm chí ngon hơn cherry bán ở siêu thị.

Và để chắc chắn rằng mọi nguồn hàng mình nhập đều sạch tuyệt đối, Ngọc Huyền không ngại đến Nhật, Đài Loan để tham quan các nông trại, quy trình đóng gói, quy trình đấu giá... và ăn để "test" sản phẩm.

"Vào mùa trái cây chín Huyền đều dành thời gian tham quan nông trại các nước, vì trái cây đặc trưng chỉ ngọt nhất vào mùa đó thôi. Hơn nữa, Huyền không chỉ là một người kinh doanh, Huyền cũng là khách hàng của chính mình. Nếu trái cây không sạch và chất lượng, người chịu hậu quả đầu tiên là Huyền", nữ CEO trẻ bộc bạch.

“Con đường tơ lụa” “bán hàng cho chính mình” của bà chủ Mia Fruit với dịch vụ bảo hành trái cây cao cấp - Ảnh 2.

Để đảm bảo mọi nguồn hàng mình nhập đều sạch tuyệt đối, bà chủ thương hiệu trái cây cao cấp Mia Fruit sẵn sàng đến Nhật Bản, Đài Loan để tìm hiểu các nông trại, quy trình đóng gói, quy trình đấu giá và ăn thử để "test" sản phẩm.

Nhưng Huyền cũng cho rằng, để thành công và muốn đổi mới và bứt phá, trước hết phải là người tiên phong. Ngay từ lúc khởi sự, từ năm 2013, Huyền đã tìm cách khai phá những "ngách" riêng.

Thứ nhất, Huyền là người tiên phong bán trái cây nhập khẩu chất lượng cao nhất, thứ hai là tiên phong trong việc bán hàng online cũng như đầu tư mạnh về mạng xã hội, thời điểm mà các ông lớn như Lazada, Tiki, Shopee chưa xuất hiện.

Tuy nhiên, đứng trước một thị trường màu mỡ và đầy cạnh tranh, khả năng sao chép và "nhân bản" luôn xảy ra trong sớm chiều, yếu tố đổi mới và bứt phá lại càng trở thành thách thức lớn của startup.

"Những gì đã trở nên quen thuộc và bão hòa, tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm cái mới". Sau hai năm, việc kinh doanh trái cây nhập khẩu chất lượng cao đã không còn là cái gì đó quá khó, Huyền lại là người tiên phong trong việc kinh doanh "sản vật", là người đầu tiên đem nho mẫu đơn Nhật về Việt Nam.

"Chịu chơi" với dịch vụ bảo hành trái cây

Cô cũng không ngừng lắng nghe và tìm cách đáp ứng tốt hơn thị hiếu người dùng bằng cách đưa ra các dịch vụ "chưa có từng có trên thị trường" như bảo hành trái cây, đổi trả miễn phí trong 24h...

Những nỗ lực của startup này đã sớm "hái quả ngọt" khi tính đến hiện tại, tỷ lệ đổi trả sản phẩm dưới 3% doanh số nhờ đầu vào trái cây đã được tuyển chọn kỹ lưỡng. Huyền cũng thường xuyên nhận được lời mời tham gia chuỗi phân phối trái cây đến Việt Nam từ các Hiệp hội xúc tiến thương mại, đại sứ quán của Úc, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong thời gian tới, Mia Fruit cũng đang "dấn thân" để mở lối đi riêng. Dù là người tiên phong bán hàng online nhưng Huyền vẫn khẳng định rằng việc xây dựng hệ thống cửa hàng trong tương lai không xa là xu hướng tất yếu bởi tối ưu trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các thương hiệu.

Healthy một cách trendy

Theo các nghiên cứu, lối sống organic hay nói cách khác là sống cân bằng, lành mạnh, hướng về thiên nhiên với tiêu chí xanh - sạch - phát triển bền vững đang rất thịnh hành tại các nước châu Âu, Mỹ và lan rộng đến các nước châu Á phát triển như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Cũng theo một báo cáo Social Listening mới đây của Younet Media xu hướng sống khỏe, sống lành mạnh không còn dừng lại ở việc quan tâm tới sức khỏe mà đó thực sự là một lối sống mới đang lan tỏa trong cộng đồng đặc biệt là giới trẻ trong đó việc ăn uống một cách "trendy" đang đặt ra yêu cầu mới cho các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ thực phẩm & dinh dưỡng.

"Thực phẩm sạch hay Organic giờ đây đã không còn là "đủ" đối với người tiêu dùng. Cao cấp (premium) đòi hỏi nhiều hơn thế. Trong tương lai gần chúng tôi đang ấp ủ mô hình bán trái cây như bán trang sức". Huyền chia sẻ.

“Con đường tơ lụa” “bán hàng cho chính mình” của bà chủ Mia Fruit với dịch vụ bảo hành trái cây cao cấp - Ảnh 3.

Trong năm 2019, Mia Fruit có kế hoạch tổ chức mô hình kinh doanh bán trái cây như bán trang sức.


Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM