Con dao hai lưỡi bán hàng đa kênh

14/07/2018 15:40 PM | Kinh doanh

Bán hàng đa kênh là một con dao hai lưỡi, nếu bạn biết tận dụng tối ưu nguồn lực nó sẽ giúp bạn có lợi nhuận cao và ngược lại không bao giờ bạn có thể tối ưu được lợi nhuận dù có nhiều đơn hàng đi chăng nữa.

Nếu ví kinh doanh giống như việc nấu ăn, bạn muốn nấu nhiều món ăn, bạn sẽ cần phải mất nhiều tiền cho những nguyên liệu, mất nhiều công sức cho việc nấu nướng, thì kinh doanh cũng vậy.

 Bạn muốn bán được trên nhiều kênh bán hàng khác nhau, tất nhiên bạn sẽ phải đầu tư thêm nhiều chi phí cũng như phân bổ thêm nguồn lực để thực hiện. Bán hàng đa kênh là một con dao hai lưỡi, nếu bạn biết tận dụng tối ưu nguồn lực nó sẽ giúp bạn có lợi nhuận cao và ngược lại cứ tình trạng "một tiền gà ba tiền thóc" thì không bao giờ bạn có thể tối ưu được lợi nhuận dù có nhiều đơn hàng đi chăng nữa.

Đơn hàng tăng đều nhưng lợi nhuận vẫn thấp

Anh Nguyễn Định, chủ shop đồ lưu niệm tại Hà Nội chia sẻ: "Trước đây chỉ bán tại cửa hàng thôi thì tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn hàng khá cao nhưng từ khi phát triển thêm các kênh online như Facebook, website thì mặc dù bán được nhiều hàng hơn nhưng lợi nhuận của cửa hàng vẫn rất thấp."

Điều này nghe có vẻ như vô lý nhưng lại là tình trạng của khá nhiều cửa hàng, shop online, đặc biệt với những ai mới bước chân vào kinh doanh hay mới phát triển bán hàng đa kênh. Việc tính toán giá bán phù hợp trên cơ sở từng khoản chi phí sản phẩm phải gánh không đơn giản như tưởng tượng. Từ tiền tiếp thị quảng cáo, nhân viên đến điện nước, thuê cửa hàng, cơ sở vật chất, vận chuyển,... tất cả các chi phí này đều phải được dự tính và đưa vào xác định giá bán ra của sản phẩm để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận kinh doanh.

Chị Hà Thị Tâm, chủ shop kinh doanh đồ da tại Hà Nội cho biết bán hàng trên nhiều kênh khác nhau đồng nghĩa với việc mình phải phân bổ nguồn lực nhiều hơn, thuê thêm nhân viên để theo dõi, bán hàng và quản lý. Nếu không tối ưu được chi phí thì không còn cách nào khác phải tăng giá bán mới đảm bảo được lợi nhuận thu được.

Bán hàng đa kênh đang là xu hướng của các shop hiện nay. Không chỉ bán tại cửa hàng hay trên website, họ muốn tận dụng tối đa các điểm chạm đến khách hàng tiềm năng nên lựa chọn thêm các kênh bán hàng khác như Facebook, Zalo, Lazada, Shopee…

Đồng ý rằng bán hàng đa kênh sẽ mang lại cơ hội tiếp cận và bán hàng tốt hơn rất nhiều nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi, nếu shop không biết tận dụng gây phí phạm nguồn lực, giảm hiệu quả về lợi nhuận thì đây sẽ lại là nguyên nhân khiến các shop "tụt dốc".

Vì vậy, khi bán hàng đa kênh thách thức đặt ra cho chủ shop đó là bên cạnh việc tìm cách bán được nhiều hàng, cần phải tiết kiệm nguồn lực thực hiện liên quan đến tài chính, nhân lực, thời gian. Giải pháp cho thực trạng này hiện nay là sử dụng giải pháp công nghệ để quản lý bán hàng đa kênh hợp lý, khoa học.

Làm chủ cửa hàng hay để cửa hàng làm chủ mình?

Trên thị trường đang có khá nhiều giải pháp để chủ shop có thể quản lý và bán hàng đa kênh. Trước đây, khi nhu cầu của các shop dừng lại ở việc quản lý tại cửa hàng thì những phần mềm quản lý cửa hàng khá được ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay, xu hướng bán hàng đa kênh đã tạo ra nhu cầu về quản lý tập trung khi bán nhiều kênh khác nhau chứ không chỉ riêng mỗi tại cửa hàng. Điều này chỉ có các nền tảng quản lý bán hàng đa kênh mới có thể đáp ứng được.

Chị Huyền Chi, chủ shop thời trang tại Hà Nội, đã từng ở trong tình trạng "làm nô lệ cho công nghệ". Chị sử dụng khá nhiều các giải pháp khác nhau để quản lý những lại thiếu đồng bộ, sử dụng công nghệ nhưng vẫn phải quản lý thủ công tổng quan. 

Ví dụ ở cửa hàng dùng phần mềm quản lý cửa hàng, trên Facebook dùng phần mềm quản lý Fpage, bán hàng trên sàn quản lý trên quản trị sàn, bán trên website quản lý trên quản trị web, quản lý vận chuyển trên trang quản trị của từng đối tác vận chuyển khác nhau… 

Chị cũng chia sẻ thêm: "Có một điều mà không phải ai kinh doanh cũng có thể nhận ra được đó là cái đích hướng tới không đơn giản là doanh thu mà phải là làm chủ cửa hàng chứ không phải để cửa hàng làm chủ mình. Đó là lý do mình đầu tư mỗi tháng khoảng vài trăm nghìn đồng cho giải pháp công nghệ quản lý tập trung Sapo để quản lý dễ dàng hơn."

Một nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh tập trung như Sapo sẽ là giải pháp giúp các chủ shop tiết kiện 50% nguồn lực và 70% chi phí. Mọi thông tin về sản phẩm, đơn hàng, tồn kho, khách hàng, doanh thu, vận chuyển, thanh toán… đều được quản lý tập trung trên nền tảng Sapo. Chủ shop không phải mất công quản lý, cập nhật thủ công tồn kho mỗi kênh khác nhau nữa.

Việc quản lý và bán hàng đa kênh tại Việt Nam đang dần trở nên dễ dàng hơn. Khi bán hàng đa kênh, chủ shop cần phân bổ nhiều thời gian, nguồn lực, chi phí để đáp ứng với nhiều kênh khác nhau cùng lúc. Họ sẽ cần phải tính toán kỹ lưỡng hơn cũng như có những giải pháp để tối ưu hóa lợi nhuận với chi phí tiết kiệm nhất. Chủ shop cũng nên có định hướng đúng đắn về việc mình là chủ hay để cửa hàng làm chủ mình.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM