Con bạn có nghiện xem màn hình?

29/04/2019 13:00 PM | Kinh doanh

Cách mạng công nghệ đã thay đổi cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách. Chúng ta di chuyển nhanh hơn, đặt chân đến nhiều nơi mà trước khi chưa bao giờ mơ đến được, chia sẻ thông tin và ý tưởng nhanh hơn bao giờ hết, sáng tạo ra công cụ và máy móc giúp thay đổi thế giới…

Chúng ta cũng ăn nhiều hơn, ngồi nhiều hơn, có nhiều thuốc hơn để "hỗ trợ" bản tính lười biếng của bản thân vì chúng ta không cần làm việc quá vất vả.

Thế giới đang ngày càng trở nên ảo và bớt tự nhiên. Cơ thể và tâm trí của ta đôi khi không theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ. Tâm hồn ta đã phải "bẻ cong hoặc phá hủy" để đối diện với thực tế thay đổi chóng mặt này.

Con bạn có nghiện xem màn hình? - Ảnh 1.

Chúng ta cũng có một thế hệ trẻ em mới mà càng ngày càng dành nhiều thời gian với màn hình: Xem TV, xem Youtube, xem video trò chơi, các ứng dụng di động, trò chuyện trực truyến và thậm chí học và chuẩn bị bài tập về nhà bằng máy tính để bàn hay cầm tay… Trẻ em đang dành ít thời gian hơn với các mối quan hệ thật và nhiều thời gian hơn với "thế giới ảo".

Những đứa trẻ của chúng ta có hàng ngàn "bạn" trên các mạng xã hội mà trước kia chúng chưa từng gặp, nghe hoặc tương tác. Và chúng chia sẻ những suy nghĩ, cảm giác riêng tư nhất và thậm chí là cả những bức hình của chúng.

Chúng ta đã biết rằng dành nhiều thời gian nhìn vào màn hình dẫn đến kết quả sức khỏe kém, béo phì, thị lực kém và thể chất kém. Nhưng chúng ta chưa nhận ra được nó ảnh hưởng xấu như thế nào đến sức khỏe tâm thần và tâm lý của con bạn. Vậy thực tế tác hại của việc này nguy hiểm tới mức nào?

Vào tháng 10/2018, một nghiên cứu rộng rãi đã được công bố với kết luật đáng lo ngại. Nghiên cứu này được thực hiện để theo dõi hơn 40,000 trẻ và thanh thiếu niên lứa tuổi từ 2-17 tuổi, nghiên cứu mối quan hệ giữa thời gian sử dụng màn hình và sức khỏe tâm lý. Nó cho thấy rằng trẻ từ 2-5 tuổi dành trung bình 2-3 tiếng mỗi ngày trên những màn hình, trong khi thanh thiếu niên tuổi từ 11-17 dành 4-5 tiếng mỗi ngày.

Sử dụng hơn một giờ thời gian trên màn hình mỗi ngày dẫn đến việc trẻ khó kiểm soát hành vi bản thân trong các tình huống khác nhau, dễ tức giận hoặc có cảm xúc không ổn định, thệm chí trẻ có nguy cơ cao hơn bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), cũng như chứng rối loạn học tập và hành vi.

Thanh thiếu niên 14-17 tuổi càng sử dụng màn hình nhiều càng có nguy cơ cao bị rối loạn trầm cảm hoặc lo lắng, và càng có nhiều khả năng cần sự hỗ trợ tâm lý hoặc tâm thần. Trong thập kỉ qua, thanh thiếu niên cố gắng tự sát đã tăng lên hơn 30%, những nghiên cứu thời gian gần đây và trước kia cho thấy điều này liên quan mật thiết đến việc sử dụng quá nhiều thời gian với màn hình.

Phụ huynh có thể không hề biết rằng, đây là thời điểm con bạn cần bạn hơn bao giờ hết. Chúng cần bạn giúp chúng chiến đấu với cơn nghiện "màn hình". Hãy chắc chắn rằng con bạn không sử dụng bất kì loại màn hình nào nhiều hơn 1 tiếng mỗi ngày.

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tuyệt đối không nên tiếp xúc với màn hình! Phụ huynh cần có biện pháp khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động khác tốt hơn (thể thao, ra ngoài và chơi với bạn bè, đọc sách…) thay vì sống với "thế giới màn hình".

* Bài viết dịch từ "Screen time and your child’s wellbeing", Jonathan Halevy, Vietnamnews.

Bác sĩ Jonathan Halevy nhận bằng từ trường Y khoa Sackler của Đại học Tel Aviv, Israel và sau đó trải qua quá trình cư trú tại khoa nhi của trung tâm y tế Wolfson ở Israel, đạt được chứng chỉ là bác sĩ chuyên khoa Nhi. Là một tác giả xuất bản về chăm sóc nhi khoa, Bác sĩ Jonathan lần đầu làm việc tại phòng khán gia đình vào năm 2005, và quay lại vào năm 2013 sau một năm luân chuyển tại khoa chăm sóc tích cực (ICU) của bệnh viện nhi hoàng gia tại Melbourne. Cuốn sách bằng tiếng Việt của bác sĩ mang tên Nuôi con sao cho đúng về chủ để sức khỏe nhi khoa đã được phát hành năm 2015.

Jonathan Halevy

Cùng chuyên mục
XEM