Cơ thể phản ứng theo 5 cách "kỳ lạ" này sau khi ăn, coi chừng tế bào ung thư đang sắp tấn công bạn

18/12/2023 21:55 PM | Sống

Để phát hiện ra bệnh ung thư từ sớm, bạn nên quan sát cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt là khi bạn vận động, ăn uống, vệ sinh cơ thể.

Dấu hiệu khi mắc bệnh ung thư thường rất đa dạng, thông thường người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, nôn mửa, mệt mỏi, đau đớn... Có người còn phát hiện u cục trên cơ thể, gây biến đổi màu sắc trên da... Thế nhưng một khi ung thư đã bộc lộ hết các dấu hiệu đó thì cũng là khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn.

Bệnh ung thư không diễn tiến âm thầm như chúng ta tưởng, trước khi ung thư được phát hiện nó đã có không ít "dấu vết". Tuy nhiên phần lớn trong số chúng đều bị bỏ qua.

Để kịp thời phát hiện ra bệnh, bạn nên quan sát cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt là khi bạn vận động, ăn uống, vệ sinh cơ thể. Dưới đây là các dấu hiệu tiền ung thư mà bạn có thể nhận thấy trong và sau khi ăn.

quan-com-gia-dinh-da-nang.jpg

Các dấu hiệu tiền ung thư mà bạn có thể nhận thấy trong và sau khi ăn

1. Tiêu chảy liên tục sau khi ăn

Những cơn tiêu chảy kéo dài không giải thích được, đau dạ dày và ra máu khi đi tiêu... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại trực tràng khởi phát sớm.

Yin Cao, phó giáo sư phẫu thuật thuộc khoa Khoa học y tế công cộng tại Trường Y thuộc Đại học Washington, cho biết, tiêu chảy liên tục là một trong những dấu hiệu của ung thư. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là không chỉ bệnh nhân mà các bác sĩ cũng thường bỏ qua triệu chứng này.

Thông thường, tình trạng tiêu chảy hay đau bụng thường kết thúc rất nhanh. Tuy nhiên nếu nó kéo dài hơn một tuần mà không rõ nguyên nhân, bạn cần phải gọi bác sĩ.

2. Đau bụng sau khi ăn

Cứ lần nào ăn xong cũng thấy đau bụng, bạn không nên bỏ qua bởi vì đây có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh ung thư đường tiêu hóa.

dau-bung-duoi-ben-phai-bi-dau-bung-duoi-ben-phai-doctor-check.jpg

Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ, đau bụng âm ỉ, tiêu chảy hoặc táo bón liên tục sau mỗi lần ăn là những dấu hiệu của các bệnh ung thư dạ dày, ruột... Do đó, nếu bạn cảm thấy bụng khó chịu, luôn có cảm giác đau quặn hoặc đau âm ỉ dai dẳng thì lúc này nên đi khám và điều trị dứt điểm trước khi bệnh chuyển biến ác tính.

3. Thấy đắng miệng sau khi ăn

Cảm giác đắng miệng sau khi ăn hoặc uống nước cho thấy rất có thể bạn đang mắc các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật... Không những vậy, miệng đắng còn là dấu hiệu của bệnh ung thư.

Khi mắc ung thư, người bệnh sẽ bị thay đổi các thành phần trong nước bọt, đồng thời việc gặp vấn đề ở tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi... cũng khiến bệnh nhân cảm thấy có vị đắng ở trong miệng.

20190301_035536_090296_an_khong_ngon_mieng1_max_800x800_UBYH.jpg

Ngoài dấu hiệu miệng đắng, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, sút cân liên tục, xuất hiện hạch bạch huyết, sốt cao... thì cần phải đi khám ung thư càng sớm càng tốt.

4. Thấy nhiều dấu hiệu bất thường trong miệng

Có các vết loét miệng lâu ngày không lành, đau miệng, xuất hiện các mảng trắng hoặc đỏ trên nướu, lưỡi, amidan hoặc niêm mạc bên trong miệng... đều là dấu hiệu tiền ung thư của bệnh ung thư miệng.

5. Cảm thấy khó nuốt

Cảm giác như có khối u trong cổ họng là triệu chứng thường gặp của chứng ợ nóng. Ít gặp hơn, khi bạn cảm thấy khó nuốt, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản. Nếu cảm giác không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn hãy đến gặp bác sĩ.

Đôi khi có một số người mắc bệnh ung thư nhưng không hề gặp bất kỳ dấu hiệu nào, họ chỉ có thể nhận ra bệnh khi ung thư đã lan rộng khắp cơ thể.

20191001_025942_270713_dau-hong.max-1800x1800.jpeg

Ví dụ, ung thư buồng trứng thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì đáng chú ý cho đến khi nó lan sang các cơ quan khác.

Để phát hiện ung thư trước khi có bất kỳ triệu chứng nào, bạn cần kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần thực hiện bất kỳ xét nghiệm đặc biệt nào không. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc một bệnh ung thư nào đó hoặc đã tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số kiểm tra chuyên sâu.

Theo Everydayhealth, Webmd

Theo Bảo Nam

Cùng chuyên mục
XEM