Cơ sở dữ liệu gỗ hợp pháp giúp ích gì cho thị trường xuất khẩu gỗ?

21/01/2019 13:13 PM | Xã hội

Mới đây, tại Hội thảo “ra mắt Cơ sở dữ liệu gỗ hợp pháp và BasicDocs” do Hội Mỹ Nghệ và chế biến Gỗ Tp.HCM (Hawa) tổ chức, ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng Cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, việc phát triển dữ liệu gỗ hợp pháp sẽ đảm bảo yêu cầu về nguồn gốc gỗ - câu chuyện sống còn của DN chế biến gỗ hiện nay.

Theo thông tin từ hội thảo, cơ sở dữ liệu gỗ hợp pháp là một dự án cập nhật đầy đủ thông tin về nguồn nguyên liệu, trữ liệu, độ tuổi rừng, thông tin đơn vị sở hữu…điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho thị trường gỗ, đặc biệt mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam – vốn đang được Tổng cục Lâm nghiệp quan tâm. 

 Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa cho hay, cơ sở dữ liệu gỗ hợp pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm bất kỳ loại gỗ rừng trồng nội địa trên toàn quốc, còn chủ rừng và các đơn vị sở hữu rừng trồng hợp pháp cũng sẽ dễ dàng tiếp cận trực tiếp với tất cả các nhà sản xuất để bán gỗ với giá cao hơn mà không lo thương lái ép giá. Ngoài ra, hệ thống cơ sở dữ liệu còn giúp DN đánh giá được mức độ rủi ro của lô gỗ trong chuỗi cung ứng trước khi ra quyết định mua hàng. Từ đó, tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian và nhân lực cho công tác lưu trữ, chứng minh và xác minh nguồn gốc gỗ. 

 Đồng quan điểm, ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng Cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT) cho hay, đây là kết quả tiến bộ nhanh của ngành, khả quan hơn cả Indonesia, bởi chúng ta nhận được sự quan tâm ngay từ đầu của cộng đồng DN, các tổ chức quốc tế và các tổ chức chính trị xã hội.

Theo ông Tùng, thực tế, Tổng Cục Lâm nghiệp chỉ mới quan tâm ngành gỗ vài năm trở lại đây, nhưng ngành gỗ trước nay vẫn phát triển vẫn rất tốt, và hiện nay sẽ tiếp tục nâng cấp bộ phận hỗ trợ chứ không phải nâng cấp thủ tục hành chính để quản lý.

Hiện nay, trên thị trường thế giới, yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ ngày càng tăng, do những yêu cầu và quy định pháp luật ở các nước tiêu thụ và một loạt các chính sách mua hàng liên quan tới việc xác minh tính hợp pháp của nguồn gỗ, ở cả khu vực tư nhân và khu vực công.

Cơ sở dữ liệu gỗ hợp pháp giúp ích gì cho thị trường xuất khẩu gỗ? - Ảnh 1.

Ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm cho rằng, yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ ngày càng tăng, đặc biệt ở thị trường xuất khẩu

Việc phát triển dự án Hawa DDS, sẽ thực hiện tốt cũng như đảm bảo yêu cầu về nguồn gốc gỗ hợp pháp - câu chuyện sống còn của DN chế biến gỗ, mà Việt Nam đã kí với Liên minh Châu Âu (EU) Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) hôm 19/10/2018 tại Brussels, Bỉ.

"Ngay từ đầu Việt Nam đã xác định hướng đi xa hơn trước khi kí kết Hiệp định với EU, đó là không chỉ áp dụng phục vụ cho riêng thị trường này mà còn cho toàn bộ chuỗi sản xuất lâm nghiệp trong nước, tức là tất cả những sản phẩm từ tiêu thụ trong nước, xuất khẩu sang thị trường khác cũng đều thực hiện theo một cơ chế như vậy", ông Tùng nhấn mạnh.

Mới đây nhất, Việt Nam đã chính thức bước vào cánh cửa Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới CPTPP, đồng nghĩa cơ hội tiếp cận các thị trường khác cũng ngày càng sâu rộng hơn, nhất là Canada, Peru, và Mexico. Việt Nam đang có những lợi thế hết sức ấn tượng, đó là lợi thế vốn có của con người Việt, với sự khéo tay, khả năng tiếp nhận công nghệ nhanh nhạy, đã và đang khẳng định yếu tố sản phẩm - công nghệ.

Theo các chuyên gia trong ngành, với nguồn nguyên liệu bản địa và chính sách phát triển nguồn nguyên liệu đã được nhà nước xác định, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang có cơ hội to lớn trước một chiến lược phát triển hết sức bền vững hướng đến môi trường.

Phương Nga

Cùng chuyên mục
XEM