Có gì đặc biệt ở chuỗi nhượng quyền trà sữa tăng trưởng ấn tượng của Malaysia?

22/11/2019 19:30 PM | Kinh doanh

Được biết đến là chuỗi trà sữa có tốc độ nhân rộng số lượng cửa hàng "thần kỳ" ở chính nơi khai sinh - Malaysia, liệu Tealive có lập lại "kỳ tích" khi chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ 2?

Gia nhập thị trường Việt Nam với 2 cửa hàng ngay tại trung tâm TP.HCM vào tháng 9.2017, Tealive nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới trẻ Việt. Đặt tham vọng sẽ mở 100 cửa hàng sau 3 năm và 300 cửa hàng trong vòng 5 năm tham gia thị trường, Tealive hoàn toàn có đầy đủ các yếu tố để tự tin hoàn thành mục tiêu:

Tốc độ phát triển nhanh, tiềm lực mạnh

Đầu năm 2010, với 1 cửa hàng đầu tiên đi vào hoạt động tại Malaysia, chỉ sau 6 năm, Tealive đã sở hữu 165 cửa hàng và trụ vững trên "bảng xếp hạng" những nhãn hiệu trà sữa được giới trẻ Malaysia yêu thích. Đến nay, vượt ra khỏi biên giới Malaysia, Tealive là một trong những thương hiệu trà sữa thuộc top đầu của Đông Nam Á với hơn 400 cửa hàng, phục vụ 5,5 triệu khách hàng trên khắp 8 quốc gia.

Có gì đặc biệt ở chuỗi nhượng quyền trà sữa tăng trưởng ấn tượng của Malaysia? - Ảnh 1.

Là 1 trong 10 thương hiệu F&B của Công ty Loob Holdings (Malaysia), Tealive có "bệ đỡ" vững chắc về tiềm lực kinh tế và bề dày kinh nghiệm để có thể tự tin gia tăng độ phủ trên thị trường. Ngoài Tealive, Loob Holding còn sở hữu nhiều thương hiệu thực phẩm và đồng uống khác như: Ko Ko Kai, Define Food… với hơn 200 cửa hàng tại Malaysia.

Bryan Loo, CEO của Loob Holdings cho biết, Malaysia có 30 triệu dân và số cửa hàng tại đây của Loob Holding là 400. Vì vậy, với dân số hơn 90 triệu dân của Việt Nam, tham vọng 300 cửa hàng của Tealive trong 5 năm tới là trong tầm tay. Hiện công ty đang có kế hoạch phát triển hơn nữa ở Trung Quốc, Việt Nam, Úc và Vương quốc Anh.

Theo nguồn tin của Bloomberg, hiện, Loob Holdings đang lên kế hoạch IPO để huy động khoảng 72 triệu USD để phục vụ cho kế hoạch phát triển. Mục tiêu đến năm 2021, Tealive sẽ mở rộng khoảng 1000 cửa hàng, nâng tổng số nhân viên của chuỗi lên con số 1.500 nhân viên tại 15 quốc gia.

Thích ứng văn hóa địa phương và liên tục đổi mới

Phục vụ đối tượng khách hàng chính là giới trẻ (thế hệ GenZ), những người luôn thích thú với những xu hướng, Tealive "tham vọng" mở ra một văn hóa thưởng trà mới mà vẫn đảm bảo tôn trọng văn hóa bản địa và đem lại những ý tưởng độc đáo, hiện đại để nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Khi vừa mới "đặt chân" vào Việt Nam, Tealive đã tinh tế khi sử dụng hình ảnh nón lá để tạo sự thiện cảm ngay từ những ngày đầu tiên. Các loại thức uống cũng được linh hoạt nghiên cứu, điều chỉnh hợp khẩu vị, dành riêng cho người Việt.

Tính đến nay, riêng thị trường Việt Nam, menu của Tealive có hơn 60 loại thức uống thuộc 8 nhóm khác nhau dành riêng cho người Việt: trà, sinh tố, nước ép trái cây, cacao, cà phê... Công thức mới liên tục được cập nhật để mang đến những trải nghiệm khác lạ cho khách hàng.

Để cạnh tranh với các thương hiệu cùng ngành hàng, Tealive tạo sự khác biệt với sự hỗ trợ của công nghệ giúp giảm chi phí lao động, tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm cho GenZ, những khách hàng ưa thích sự tiện lợi và luôn thích thú với những "nhân tố" mới.

Có gì đặc biệt ở chuỗi nhượng quyền trà sữa tăng trưởng ấn tượng của Malaysia? - Ảnh 2.

Theo thông tin từ ban lãnh đạo của Tealive, trong tương lai, các cửa hàng của Tealive sẽ được trang bị máy bán hàng tự động thay vì mọi người phải xếp hàng mua. Khách hàng có thể tự chọn đồ uống theo khẩu vị và thanh toán qua thẻ ngân hàng hay tiền mặt. Đây dự báo sẽ là một trải nghiệm thú vị mà GenZ không thể bỏ qua.

Nhượng quyền bài bản, không yêu cầu vốn lớn

Tương tự như cách đã được triển khai thành công ở Malaysia (80% cửa hàng được quản lý trực tiếp, 20% còn lại thông qua mô hình nhượng quyền), theo kế hoạch, khi các cửa hàng trực tiếp quản lý tại Việt Nam đi vào ổn định, Loob Holdings sẽ chọn những nhà nhượng quyền hợp với giá trị văn hóa và chiến lược phát triển cho Tealive.

Sở dĩ Tealive có tốc độ nhân rộng cửa hàng nhanh chóng nhờ mô hình nhượng quyền chuyên nghiệp, không yêu cầu vốn lớn. Khi là thành viên của gia đình Tealive, nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ tối đa từ việc chọn lựa địa điểm, xây dựng, hỗ trợ vận hành, quảng cáo… Theo thông tin mới nhất từ Tealive, khi tham gia gói nhượng quyền 2019 trị giá khoảng 1,7 tỷ, 20 nhà đầu tư đăng ký trước 30/11 sẽ được miễn phí cấp phép nhượng quyền trị giá 280 triệu đồng (bao gồm bản quyền thương hiệu Tealive và quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ). Với tốc độ phát triển và tiềm lực của Tealive, đây là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư đang nghiên cứu thị trường còn nhiều tiềm năng này.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM