Cô đơn: Dịch bệnh lây lan và giết chết người ta nhanh hơn cả béo phì

14/02/2019 08:55 AM | WeLearn

Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) chỉ ra rằng sự cô đơn có thể làm tăng nguy cơ đột tử của con người.

Nhà toán học người Pháp Blaise Pascal từng viết: "Tất cả đau khổ của loài người đến từ việc không thể ngồi một mình trong căn phòng yên tĩnh." Trong cuộc sống hiện đại, việc này thường do chúng ta có quá nhiều việc phải làm. Đôi khi đó là do bạn không thể rời xa chiếc smartphone với những thông tin nóng hổi. Cuộc sống hối hả chỉ để lại cho chúng ta một chút thời gian cho sự cô đơn. Tuy nhiên việc cô đơn và cô độc là hai thứ khác xa nhau và điều đó có thể giết chết chúng ta

Một vài người, đặc biệt là những người thông minh, thích những khoảnh khắc tĩnh lặng dành cho riêng mình. Nhưng những người còn lại thì thực sự cô đơn. Đó không chỉ là một cảm xúc tiêu cực, nó có thể có những hậu quả vô cùng tồi tệ tới sức khỏe.

Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) chỉ ra rằng sự cô đơn có thể làm tăng nguy cơ đột tử của con người. Thậm chí cô đơn còn gây ra cái chết trẻ nhiều hơn cả bệnh béo phì mang lại. Một nghiên cứu lớn ở hàng trăm nghìn bệnh nhân đã chỉ ra rằng "Việc bị cô lập xã hội và sự cô đơn làm tăng tỉ lệ tử vong sớm hơn nhiều các chỉ số sức khỏe khác".

Ngoài ra sự cô đơn kéo dài có thể gây ra một số vấn đề đặc biệt về sức khỏe. Các báo cáo của nhà thần kinh học John Cacioppo nói rằng nó có thể dẫn tới "... sự gia tăng của nồng độ cortisol, một loại hormone gây stress, làm tăng huyết áp và giảm lượng máu đi tới các nội tạng. Ngoài ra, các tín hiệu nguy hiểm bị não bộ kích thích do cô đơn có thể làm ảnh hưởng tới sự sản sinh bạch cầu, làm giảm khả năng miễn dịch trước sự tấn công của vi khuẩn."

Cô đơn: Dịch bệnh lây lan và giết chết người ta nhanh hơn cả béo phì - Ảnh 1.

Từ hàng nghìn năm trước, Aristotle đã tuyên bố rằng tình bạn là một điều kiện cần thiết để có cuộc sống tốt. Thiếu bạn bè chúng ta sẽ không thể làm một con người vui vẻ. Khi chúng ta sống phụ thuộc vào tương tác xã hội ở một mức độ nào đó càng khiến chúng ta phải có nghĩa vụ dạy cho người khác cách kết bạn và làm một người bạn.

Tuy nhiên cùng với đó thì nhiều người cũng kêu ca rằng họ có quá ít thời gian dành cho bản thân. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người ta sẽ hạnh phúc hơn nếu có thể bỏ tiền ra mua thời gian thay vì các thứ khác. Hannah Arendt thậm chí còn cho rằng thiếu khả năng ở một mình chính là nguyên nhân khiến Eichmann gây ra sự kiện thảm sát người Do Thái Holocaust.

Tuy vậy, vẫn có một người đã đi xa hơn hết thảy khi cho rằng sự cô độc là điều tốt với chúng ta.

Triết gia Schopenhauer đã nói rằng những người tốt nhất trong chúng ta sẽ chọn sự cô độc. Những người được coi là "thánh nhân" sẽ chọn các tu viện, cư xá, rời xa các cộng đồng, ham muốn, dục vọng để sống đời giản đơn. Những người nằm ở số ít kia mới là những người thật sự hạnh phúc. Được giải phóng khỏi những xa hoa phù phiếm, họ có thể tiếp tục hành trình đi tìm cõi niết bàn. Nhưng ngay cả Schopenhauer cũng không thể sống một cuộc đời như thế.

Tất cả chúng ta đều vướng vào một nghịch lí kì lạ: chúng ta vừa phải chịu đựng sự cô đơn, vừa không có thời gian để suy nghĩ cho bản thân. Công nghệ đã khiến cho chúng ta kết nối với nhau hơn bao giờ hết, nhưng chúng không thể khiến chúng ta hạnh phúc hơn hay bớt cô đơn hơn. Chúng ta sẽ phải học lại cách kết nối lại với nhau một lần nữa, nhưng cũng phải học cách ở một mình. Một nghịch lí hợp lí giữa thời đại siêu kết nối ngày nay.

Hải Minh

Cùng chuyên mục
XEM