Chuyện ông tổ nghề kềm ở Bến Tre

16/02/2018 14:00 PM | Kinh doanh

Ông Võ Văn Bảo (Ông Tư Bảo) là ông tổ làm ra cây kềm làm móng Việt Nam ngày nay.

Theo thông tin trên trang Tek Nails, ông tổ nghề kềm ở Bến Tre là ông Võ Văn Bảo (Ông Tư Bảo). Ông sinh năm 1924 tại xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Thuở nhỏ, ông Tư Bảo sống trong một gia đình nông dân, có nhiều anh em nên ông chỉ học hết lớp 3. Đến năm 18 tuổi, ông bắt đầu học nghề thợ mộc, chuyên đóng các loại bàn tủ. Ông tự đóng cả cây đàn ghita cổ nhạc, Banjo.... Năm 1950, khi tham gia hội chợ ở Trúc Giang, Bến Tre, cả 4 cây đàn mà ông đóng đều được tặng giấy khen. Một phóng viên người Pháp hồi đó đã phỏng vấn ông và mang bài viết về ông sang tận trời Tây. 

Cơ duyên nghề nghiệp 

Đầu thập niên 60 một người thân có tiệm cắt tóc, làm móng ở Sài Gòn gợi ý ông Tư Bảo làm cây kềm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. 

Ông Tư Bảo dùng cây kềm cũ đục tháo ra xem. Ông suy nghĩ nghĩ phải có dụng cụ nào đó chế nó như khoan, đá mài… và tìm cho đuợc loại vật liệu bén tốt.

Ông tìm nguyên liệu, rèn, đập gò để có hình dáng giống cây kềm, vừa với tầm tay. Sau đó, ông tiếp tục đục, khoan, mài để thành cây kềm cắt móng tay cho phụ nữ như ngày nay.

Trong quá trình mày mò, ông còn làm ra cái kéo răng để cắt tóc, kéo nhỏ để cắt chỉ thêu, cắt da khi làm móng. Ngày cuối cùng để hoàn tất cây kềm là 25/4/1975, đúng 1 tuần trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Một học trò của ông kể lại rằng, ông Tư Bảo vui lắm. 

Chuyện ông tổ nghề kềm ở Bến Tre - Ảnh 1.

Ông Tư Bảo, ông tổ nghề kềm ở Bến Tre.

Tài không thắng thiên 

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ông Tư Bảo không làm kềm nữa vì lúc đó, giới phụ nữ không còn dùng kềm để làm móng. Ông quay trở lại làm nghề mộc. 

Đến năm 1978, tại TP HCM, nhu cầu sử dụng cây kềm, cây kéo trở lại. Ông tiếp tục làm mỗi ngày chừng 10-15 cây kềm, kéo.

Ông thu mua nguyên liệu từ các mảnh bom; lên thành phố Hồ Chí Minh mua các mãnh phế liệu được tiện bỏ từ cái giò đĩa xe đạp. Sau đó, ông mang rèn, mài nhỏ lại. Tiếp đó, khoảng 1-2 tuần, ông chở lên TP HCM để mướn xi mạ bán cho các tiệm làm móng, uốn tóc... 

Mãi đến năm 1985, thời thế đã thay đổi, ông Tư Bảo nói: Tài  không thể thắng thiên vì nghề làm kềm kéo làm trở lại được thì sức ông đã già, mắt đã kém, tay yếu, ông không làm được nữa.

Hiện nay trong gia đình gồm con, rể, cháu, chắt có gần 24 người nối nghiệp ông.

Người con thứ ba là anh Võ Văn Thống được công ty Nguyễn Đình (Q.Bình Thạnh,TP.HCM) và cơ sở Anh Sơn (Q.4, TP.HCM) hợp đồng anh để chuyển giao công nghệ.

Người con thứ tư là Võ Văn Nhứt được công ty kềm Nghĩa thuê dạy lại tay nghề cho công nhân được trả lương cao. Người con rể thứ sáu có thành lập HTX để sản xuất và tiêu thụ kềm kéo.

Xu hướng phát triển cây kềm cắt móng  

Hiện nay, cây kềm cắt móng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là do cách sử dụng kềm mỗi người mỗi cây để phòng ngừa lây nhiễm HIV nên tiêu thụ rất mạnh.

Nghề làm kềm cũng được nhiều nơi sản xuất, quy trình sản xuất được chia ra làm nhiều khâu, mỗi người một việc nhưng năng suất làm kềm đã tăng gấp 3-4 lần ngày xưa.

Lúc ngoài 80 tuổi, ông Tư Bảo từng nói: “Tôi ráng giữ gìn sức khỏe để sống hơn 100 tuổi, xem nghề kềm kéo nó phát triển đến đâu và con cháu mình có làm gì hơn để có ăn có mặc, chớ bây giờ vẫn còn nghèo quá. Năm nay tụi nó sẽ làm lễ ăn mừng thọ cho tôi và kỷ niệm 33 năm ngày có cây kềm đầu tiên. Tôi sẽ mời một số anh em đến chơi và kể chuyện cho họ nghe sự khéo léo, tỷ mỷ, cần mẫn, chịu khó của những người thợ thủ công thuở nhỏ hàn vi mà chúng tôi đã từng đi qua”. 

Do tuổi cao, sức yếu, Ông Võ Văn Bảo (ông Tư Bảo) sinh năm 1924 tại xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, ông tổ nghề kềm cắt móng tỉnh Bến Tre đã qua đời hồi tháng 7/2009. 

Ngày nay, nhiều người trong nghề kềm vẫn coi ông Tư Bảo là ông tổ của nghề kềm. Họ vẫn thường trở về dòng họ Võ để viếng ông tổ nghề.


Trường Giang

Cùng chuyên mục
XEM