Chuyện lạ mà quen: 40% công ty khởi nghiệp AI ở châu Âu chẳng biết làm gì với AI

07/03/2019 17:08 PM | Công nghệ

Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy 40% số Công ty Khởi nghiệp Trí tuệ nhân tạo ở châu Âu chẳng liên quan gì đến Trí tuệ nhân tạo.

Theo một nghiên cứu của Công ty đầu tư mạo hiểm MMC Ventures có trụ sở tại London, gần một nửa trong số những công ty tự gọi mình là statup AI chẳng có chút liên quan gì đến công nghệ được coi là chìa khóa mở cánh cửa tương lai của nhân loại này.

MMC Ventures cho biết, có tới 40% trong tổng số 2.830 startup AI của châu Âu rơi vào tình trạng này. Tác giả của báo cáo đưa ra kết luận cuối cùng khi xem xét chi tiết các hoạt động, chức năng và việc gây quỹ của các startup AI ở 13 nước EU. Tuy nhiên, họ từ chối nêu tên các công ty khởi nghiệp được khảo sát cũng như các doanh nghiệp bị liệt vào 40% cá biệt.

Theo kết luận, cụm từ AI đã trở thành thuật ngữ quan trọng cho những người khởi nghiệp muốn thu hút đầu tư hay đặt mình lên hàng đầu trong làn sóng đổi mới công nghệ. "Cố một số lượng lớn những doanh nghiệp tự cường điệu bản thân mình. Thông qua nghiên cứu, chúng tôi hy vọng sẽ tăng thêm giá trị của các nhà đầu tư bằng cách cắt giảm những doanh nghiệp cố tình lập lờ gây hiểu lầm", David Kelnar, người đứng đầu hoạt động nghiên cứu của MMC, cho biết.

Theo Kelnar, châu Âu đang bước vào "kỷ nguyên khởi nghiệp AI" với một trong số 12 doanh nghiệp khởi nghiệp đặt AI là cốt lõi trong hoạt động của họ. Năm 2013, một cuộc khảo sát cho kết quả là 1 trong tổng số 50 công ty khởi nghiệp đặt trọng tâm vào lĩnh vực này. Nó cho thấy sự bùng nổ khởi nghiệp AI đang rất mạnh mẽ.

Tuy nhiên, người ta đang lựa chọn việc sử dụng thuật ngữ AI một cách bừa bãi. Theo khảo sát của MMC, các công ty AI huy động được lượng vốn nhiều hơn từ 15-50% trong các vòng gọi vốn so với các công ty phần mềm truyền thống kể từ năm 2015. Khởi nghiệp AI cũng giúp họ được định giá cao hơn so với các công ty phần mềm.

Peter Finnie, một đối tác tại công ty luật sở hữu trí tuệ Gill Jennings and Every, cho biết, có một sự lập lờ trong việc xin cấp chứng nhận sáng chế AI khi các công ty muốn họ trở thành doanh nghiệp được nhận đầu tư nhiều hơn.

"Từ góc độ sở hữu trí tuệ, việc sử dụng AI theo cách này thực sự không có giá trị gì. Lĩnh vực AI bị biến trở thành một bong bóng và nó có thể vỡ vì điều này", Finnie nói.

Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cho biết vấn đề tồn tại chính là thiếu định nghĩa thống nhất về AI. Ủy ban châu Âu, Cơ quan điều hành của EU, định nghĩa một cách rộng rãi rằng AI là công nghệ cho phép các hệ thống tự phân tích trong môi trường của nó và đưa ra quyết định với một mức độ tự chủ nào đó. Ủy ban này hiện đang nghiên cứu một bộ hướng dẫn chi tiết hơn về AI để đảm bảo rằng nó được sử dụng cho các mục đích "đạo đức".

"Tôi nghĩ rằng nó sẽ thực sự giúp chúng tôi cạnh tranh hơn so với người khác bởi vì người dùng sẽ tin tưởng AI được tạo ra ở châu Âu hơn so với AI được tạo ra ở những nơi khác. Điều quan trọng là chúng tôi phải làm cho nó đúng", Lucilla Sioli, Giám đốc phụ trách Trí tuệ Nhân tạo của Ủy ban châu Âu, chia sẻ.

Tại EU, Vương quốc Anh là nơi có nhiều startup AI nhất. Một trong những tên tuổi lớn trong lĩnh vực này là DeepMind, công ty khởi nghiệp đã được Google mua lại năm 2014. Trong khi đó, chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực phổ biến nhất trong số các startup AI với một phần năm các công ty trong lĩnh vực này tập trung giải quyết những bài toàn về sức khỏe và phúc lợi. Báo cacos của MMC cho biết tài chính, truyền thông, giải trí và bán lẻ cũng là những ngành hot của startup AI.

Theo Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM