Chuyên gia tâm lý - xã hội chỉ ra 8 quy tắc giao tiếp của những cặp đôi hạnh phúc nhất

22/06/2023 10:10 AM | Sống

Theo các chuyên gia, một quan niệm sai lầm mà nhiều người tin vào là các cặp đôi hạnh phúc thường ít tranh cãi hơn. Nhưng không phải vậy; họ chỉ tranh luận hiệu quả hơn.

Giáo sư Jessica Griffin là một bác sĩ tâm lý người Mỹ, giáo sư tâm thần học và nhi khoa tại Trường Y khoa Chan thuộc Đại học Massachusetts, Mỹ. Tiến sĩ Pepper Schwartz là một chuyên gia về tình dục, giáo sư xã hội học tại Đại học Washington ở Seattle, Mỹ. Dưới đây, hai chuyên gia sẽ chia sẻ 8 quy tắc giao tiếp của những cặp đôi hạnh phúc nhất họ biết.

Giáo sư Jessica Griffin là một bác sĩ tâm lý người Mỹ, giáo sư tâm thần học và nhi khoa tại Trường Y khoa Chan thuộc Đại học Massachusetts, Mỹ. Tiến sĩ Pepper Schwartz là một chuyên gia về tình dục, giáo sư xã hội học tại Đại học Washington ở Seattle, Mỹ. Dưới đây, hai chuyên gia sẽ chia sẻ 8 quy tắc giao tiếp của những cặp đôi hạnh phúc nhất họ biết.

Là những nhà tâm lý học và nhà tình dục học, chúng tôi đã dành tổng cộng 50 năm để nghiên cứu điều gì làm nên thành công của các mối quan hệ.

Một quan niệm sai lầm mà nhiều người tin vào là các cặp đôi hạnh phúc thường ít tranh cãi hơn. Nhưng không phải vậy; họ chỉ tranh luận hiệu quả hơn.

Khi chúng tôi làm việc với những cặp đôi dường như không đạt được tiến triển nào về những bất đồng của họ, chúng tôi thường đề nghị họ ‘đình chiến’ và lập kế hoạch để giao tiếp tốt hơn. Mỗi người viết ra những điều khiến họ phiền lòng về người kia (và về chính mối quan hệ đó).

Để điều này hiệu quả, các cặp đôi phải thiết lập một số quy tắc nhất định về cách chia sẻ và thảo luận những vấn đề đó.

Quy tắc giao tiếp của những mối quan hệ thành công nhất

Nếu bạn sử dụng các quy tắc này khi tranh luận, thì mối quan hệ của bạn sẽ thành công hơn:

1. Trung thực nhưng không tàn nhẫn.

2. Không sỉ nhục, miệt thị.

3. Mục tiêu là giải quyết vấn đề để có thể tiến lên phía trước.

4. Hai người sẽ không rời khỏi cuộc trò chuyện, nhưng có thể yêu cầu nghỉ giải lao 20 phút.

5. Hai người tin rằng cả hai đều muốn những điều giống nhau - kết nối và cải thiện mối quan hệ.

6. Giữ lập trường “hai người cùng xử lý vấn đề, không phải hai người chống lại nhau”.

7. Cố gắng sử dụng câu nói “Em/anh cảm thấy” thay vì đổ lỗi cho nhau.

8. Nêu ra những nhu cầu tích cực, ví dụ: “Em muốn được cảm thấy gần gũi hơn với anh”.

Điều quan trọng là bạn và đối tác phải đồng ý giao tiếp vừa khéo léo vừa chân thật. Điều này sẽ giúp cả hai tìm ra gốc rễ của vấn đề mà không cắt đứt mối liên hệ tình cảm.

Khi các cặp đôi có thể cho nhau không gian để trình bày đầy đủ ý kiến của mình, sau đó đặt câu hỏi về những ý kiến đó, thay vì chỉ nhấn mạnh vào ý kiến của mình (hoặc rời khỏi địa điểm cuộc nói chuyện diễn ra), những cảm xúc nhẹ nhàng hơn sẽ có cơ hội được bộc lộ.

Những tình cảm ấm áp này chính là chất keo gắn kết các cặp đôi thành công với nhau.

(Nguồn: CNBC)

Theo Trà My

Cùng chuyên mục
XEM