Chuyên gia huấn luyện cho Giám đốc vận hành Facebook bày cách để không khiến người khác cụt hứng khi trò chuyện

13/03/2017 21:24 PM | Sống

Những điều này đều được đúc kết từ nhiều năm quan sát của McGowan, một ký giả từng được trao giải Emma, đồng thời cũng là chuyên gia huấn luyện giao tiếp cho Giám đốc vận hành của Facebook, Sheryl Sandberg.

Nói về trò chuyện xã giao, luôn tồn tại hai kiểu người “cực đoan” khiến người khác dễ “nổi xung”.

Một là kiểu người thụ động và kín đáo đến mức bắt chuyện với họ cũng có thể khiến người ta…cạn kiệt sinh khí. Hai là kiểu người lúc nào cũng thao thao bất tuyệt đến mức người đối diện có…bốc hơi tại chỗ họ cũng chưa chắc đã để ý.


Bill McGowan

Bill McGowan

Trong một chương cuốn Pitch Perfect: How to say it right the first time every time, Bill McGowan và Alisa Bowman đã chỉ ra những sai lầm của kiểu người cực đoan thứ hai:

“Chỉ trong một thoáng ngắn ngủi, những người thích tự coi mình là trung tâm này sẽ lại lái tất cả người nghe về chủ đề yêu thích của họ: Chính bản thân họ.”

Những điều này được đúc kết từ nhiều năm quan sát của McGowan, một ký giả từng được trao giải Emma, đồng thời cũng là chuyên gia huấn luyện giao tiếp cho Giám đốc vận hành của Facebook, Sheryl Sandberg.

McGowan nhận thấy rằng hầu như bất cứ ai cũng hành xử như kiểu người cực đoan thứ hai ít nhất một cơ số lần – nói về bản thân họ có thể là một niềm thỏa mãn cực lớn. Chìa khóa ở đây là phải biết cách kiềm chế ham muốn đó, cố gắng hành xử như một người khiêm nhường ngay cả khi bạn muốn “thể hiện”.

Ông có chỉ ra một vài trường hợp cụ thể về tuýp người dạng hai:

- Thường bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một màn “diễn thuyết” hay một câu chuyện mà chẳng cần biết nhiều về người mà họ đang trò chuyện.

- Nói chuyện về bản thân mà không cần nhận phản hồi từ người đối diện.

- Nhanh chóng bỏ lửng cuộc trò chuyện ngay khi nhìn thấy ai đó họ muốn nói chuyện cùng hơn.

McGowan cũng đưa ra một vài tip để tiết chế tình trạng này:

- Trước khi đi thẳng vào cuộc trò chuyện, hãy cố gắng biết nhiều nhất có thể về người đối diện bạn. Bằng cách này, bạn có thể bắt đầu bằng việc hỏi họ về sở thích hay gia đình họ.

- Coi cuộc trò chuyện như một màn cho – nhận, có qua có lại; cố gắng lắng nghe và đặt câu hỏi để đối tác nói ít nhất phân nửa trong đó.

- Chuẩn bị một số lý do lịch sự khi bạn cần kết thúc cuộc trò chuyện, chẳng hạn như trong một buổi tiệc tại nhà bạn bè, bạn có thể nói: “Tôi có mang theo chút đồ góp vui, phải chạy vào bếp hâm nóng lại đã.” hoặc “Con gái tôi phải thi ngày mai, tôi phải gọi điện hỏi han cháu chút.” và quay lại nói chuyện tiếp một lúc khác.

- Hỏi một câu hỏi “follow-up” tiếp nối những gì người bạn vừa đáp, vừa thể hiện bạn chăm chú lắng nghe, vừa khuyến khích họ chia sẻ thêm về mình.

Vị tác giả cũng không quên nhắc chúng ta nên để ý tới biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của người trò chuyện. Họ có thể thể hiện sự khó chịu, vội vã,… một cách kín đáo mà bạn nên nhận ra để biết cách dừng lại khi cần.

Trên thực tế, McGowan không phải người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của việc lắng nghe trong giao tiếp. Từ năm 1936, Dale Carnegie, tác giả cuốn Đắc nhân tâm đã chỉ ra rằng cách tốt nhất để khiến mọi người thích bạn là để họ nói về bản thân.

Cuối cùng, tác giả cuốn Pitch perfect nhắn nhủ rằng: “Chỉ bằng cách lắng nghe, bạn mới có thể thu lượm được nhiều thông tin đáng giá có thể sử dụng để điều chỉnh chính những gì bạn đang định nói. Chính vì vậy mà thay vì hỏi sếp “Cuối tuần của anh thế nào?”, bạn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện sâu hơn kiểu “Học kỳ trao đổi ở nước ngoài của con gái anh thế nào rồi?”’

Vũ Hán

Cùng chuyên mục
XEM