Chuyện công sở: Có phải miệng lưỡi không xương thì mới được sếp thương?

25/08/2021 11:06 AM | Kinh doanh

Vấn đề nịnh sếp từ lâu đã trở thành đề tài được bàn tán sôi nổi ở hầu hết công ty. Vậy, có phải miệng lưỡi không xương thì mới được sếp thương?

Công sở là nơi để làm việc và phát triển bản thân của mỗi người. Tuy nhiên, công sở cũng là nơi lắm thị phi. Nơi mà việc giao tiếp hằng ngày có ảnh hưởng lớn đến vai trò của bạn trong công ty. Vấn đề nịnh sếp từ lâu đã trở thành đề tài được bàn tán sôi nổi ở hầu hết công ty. Vậy, có phải miệng lưỡi không xương thì mới được sếp thương?

Tại sao người khéo ăn nói lại dễ được lòng sếp?

Phàm là con người thì ai cũng thích những lời dễ nghe, dịu ngọt. Vì vậy, chẳng có gì lạ khi sếp thích những người giao tiếp khéo léo. Nếu bạn là sếp của công ty, chắn hẳn bạn sẽ thích đến công ty gặp một người rạng rỡ chào hỏi. Họ mở đầu buổi làm việc của bạn bằng một nụ cười và lời khen chiếc áo mới của bạn. Ngược lại, chẳng có ai thích cảm giác vừa đến công ty lại gặp một nhân viên mặt nặng, mày nhẹ.

Vì vậy, ăn nói khéo léo, khôn ngoan để chiếm được tình cảm của sếp cũng chẳng có gì sai. Tuy nhiên, nếu cách cư xử ấy không đến từ thật tâm của bạn. Nếu để sếp nhận thấy điều đó, thì coi như số phận của bạn ở công ty đã được an bài. Nên nhớ, sếp đa phần là người rất nhạy bén trong nghệ thuật giao tiếp và nhìn người. Một người khen trước mặt, những nói xấu sau lưng rất dễ bị sếp nhìn ra.

Người thẳng thắn, thật thà có chỗ đứng hay không?

Như đã nói, nếu những người ăn nói khôn khéo dễ được lòng sếp hơn. Vậy, những người thật thà hay nói thẳng sẽ như thế nào? Trong công ty, thước đo cao nhất đánh một nhân viên tốt chính là tài năng. Những gì bạn đem lại cho công ty có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn nói. Vì vậy, nếu không giỏi ăn nói, hãy để thực lực trở thành tiếng nói của riêng bạn.

Hơn nữa, trong một số trường hợp, thẳng thắn đôi khi lại đem tới nhiều lợi ích. Bạn đã nghe qua câu chuyện về anh nhân viên chửi sếp và cái kết trở thành chủ tịch chưa? Đây là một câu chuyện có thật của anh Hoàng Nam Tiến hiện là chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Software.

Trong một cuộc họp lớn của công ty, được cử đi họp thay trưởng phòng kinh doanh của mình. Anh đã chửi các sếp là: "dốt". Thật may, ở FPT, giá trị cốt lõi chính là tôn trọng ý kiến của cá nhân. Vì vậy mà Chủ tịch lúc bấy giờ đã quyết định hỏi ý kiến và trao cho anh cơ hội làm chủ dự án. Cuối cùng, bằng sự thẳng thắn dám nói dám làm và năng lực thực sự của mình. Anh đã có được vị trí xứng đáng như ngày hôm nay.

Chuyện công sở: Có phải miệng lưỡi không xương thì mới được sếp thương? - Ảnh 1.

Nhìn nhận sếp qua cách phản ứng với miệng lưỡi của nhân viên

Trước miệng lưỡi nịnh nọt của nhân viên, sếp thường có hai phản ứng như sau: Thứ nhất, cảm thấy vui sướng và cho đó là chân lý để thăng tiến của nhân viên. Thứ hai, vui vẻ đón nhận, nhưng vẫn suy xét thưởng phạt phân minh.

Nếu sếp của bạn rơi vào trường hợp thứ nhất. Thật đáng buồn cho bạn. Không phải vì sự thiếu công bằng cho bạn, mà là vì bạn đã chọn nhầm sếp. Nếu bạn là một hướng cầu tiến và có thực lực, sếp như vậy không đáng để bạn phò tá. Hãy mạnh dạn đi tìm người sếp tốt hơn sẵn sàng dẫn bạn tới những nền tảng mới.

Nếu sếp của bạn cư xử theo cách thứ hai, chúc mừng bạn. Bạn có thể yên tâm tập trung làm việc bằng thực lực của mình. Tất nhiên, việc giao tiếp vẫn rất quan trọng, nhưng thực lực mới chính là yếu tố quyết định đến thành công của bạn trong công ty.

Như đã nói, thì sếp đa phần đều là những người dày dặn trong nghệ thuật nhìn người. Họ có thể nhìn thấu sự giả dối trong lời nói của nhân viên dễ dàng. Bởi vì đó chính là một phần nghiệp vụ của họ. Cũng vì lý do đó mà họ có thể leo lên vị trí cao như vậy. Nên đừng quá lo lắng về vấn đề miệng lưỡi sẽ ảnh hưởng đến công bằng trong công ty. Nếu chẳng may chọn nhầm sếp thì chọn lại thôi!

Giao tiếp thế nào mới phải?

Thẳng thắn cũng có cái lợi của riêng và nói năng khéo léo cũng có hay của nó. Vì vậy, nếu bạn là một người giao tiếp tốt, hãy cứ phát huy nó. Vì nếu so sánh hai người thực lực ngang nhau. Tuy nhiên, có một người giao tiếp tốt hơn chiếm được lòng mến mộ của đa số thành viên trong công ty. Chắc hẳn, sếp sẽ chọn người vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi giao tiếp.

Còn nếu bạn không giỏi nói những lời hay ý đẹp trước mặt sếp. Hãy cứ chú tâm vào chuyên môn của mình. Bởi giá trị mà bạn mang lại cho công ty sẽ là món quà giá trị nhất mà sếp muốn nhìn thấy.

Thật vậy, điều cốt lõi trong các mối quan hệ chính là chân thành. Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Những người không thật tâm khen trước mặt cười sau lưng sẽ tự nhận lấy cảm giác bất an. Bởi vì, cái họ họ bám vào là một cây kim dễ dàng lòi ra khỏi bọc. Việc nói hay nhưng làm không ra gì lâu ngày sếp cũng sẽ nhận ra. Tất cả lời xu nịnh trước đó sẽ trở thành con số 0 tròn trĩnh.

HR Insider

Cùng chuyên mục
XEM