Chủ tịch VCCI lấy Thái Bình Shoes làm dẫn chứng với kỳ vọng trong thời đại 4.0, Việt nam không chỉ có sức hút vì nhân công giá rẻ

31/08/2018 16:08 PM | Kinh doanh

Sau chuyến khảo sát các doanh nghiệp mới đây, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết Thái Bình Shoes đã vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị của ngành da giày, tham gia vào cả khâu R&D và thiết kế cho doanh nghiệp nước ngoài, chứ không chỉ đơn thuần là sản xuất gia công. TS. Lộc cũng bày tỏ niềm tin dòng vốn FDI rót vào Việt Nam sẽ nhân lên Kết nối, thúc đẩy Sáng tạo chứ không chỉ để tận dụng nhân công giá rẻ.

Tại cuộc họp báo công bố sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018 (VBS 2018) mới đây, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết chủ đề của hội nghị năm nay là "Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối & Sáng tạo".

Những động lực giúp tăng trưởng kinh tế trong 10 - 20 năm trước giờ không còn phát huy trong hoàn cảnh mới. Ông Lộc cho rằng, nói một cách hình ảnh, thì Kết nối và Sáng tạo sẽ là "hai đường ray cho con tàu doanh nghiệp phát triển, hay như hai đôi cánh cho nền kinh tế bay lên".

Với yếu tố Kết nối, TS. Lộc nhắc lại câu nói trong bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị APEC CEO Summit tổ chức ở Đà Nẵng năm 2017, đề cập vị trí của Việt Nam là "very heart of the Indo-Pacific" (tạm dịch: Trái tim của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương).

"Thượng Hải, Hongkong, Singapore, Bangkok… đều là các trung tâm kết nối rất quan trọng, và Việt Nam lại được bao quanh bởi các trung tâm này, chỉ mất thời giờ di chuyển chừng 1 tiếng đồng hồ", ông Lộc nói.

Chủ tịch VCCI cũng cho biết Việt Nam đang cực có lợi thế khi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đầu tư theo chính sách "hướng nam" mới, dịch chuyển đầu tư sang các nước hướng nam và Việt Nam là điểm đến được ưu tiên, nhằm phân tán rủi ro và tạo lợi thế cạnh tranh mới.

Với câu chuyện Sáng tạo, ông Lộc cho rằng Việt Nam có tinh thần khởi nghiệp rất cao.

"Chúng tôi đang rất mong làn sóng đầu tư FDI mới vào Việt Nam sẽ là làn sóng nhân lên Kết nối, thúc đẩy Sáng tạo, chứ không chỉ tận dụng nhân lực giá rẻ", TS. Lộc nói.

Việt Nam đóng vai trò gì trong chuỗi giá trị ASEAN và toàn cầu?

Chủ tịch VCCI lấy Thái Bình Shoes làm dẫn chứng với kỳ vọng trong thời đại 4.0, Việt nam không chỉ có sức hút vì nhân công giá rẻ - Ảnh 1.

"Vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị ASEAN và toàn cầu" là nội dung phiên khai mạc của VBS 2018. Trong phiên này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Borge Brende phát biểu khai mạc và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, thảo luận vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị ASEAN và toàn cầu.

Bên cạnh đó, Phiên 2 tập trung giới thiệu những cơ hội mới trong kinh doanh của Việt Nam, với sự tham gia thảo luận của lãnh đạo các bộ ngành (Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Giao thông Vận tải và bộ ngành khác), các tổ chức quốc tế cũng như doanh nghiệp.

Sau chuyến khảo sát các doanh nghiệp mới đây, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết bên cạnh câu chuyện kết nối yếu giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, vẫn có những doanh nghiệp Việt Nam thành công trong việc vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thái Bình Shoes là một ví dụ. Doanh nghiệp này đã vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị của ngành da giày, tham gia vào cả khâu R&D (nghiên cứu và phát triển) và thiết kế cho doanh nghiệp nước ngoài, chứ không chỉ đơn thuần là sản xuất gia công.

Chủ tịch VCCI lấy Thái Bình Shoes làm dẫn chứng với kỳ vọng trong thời đại 4.0, Việt nam không chỉ có sức hút vì nhân công giá rẻ - Ảnh 2.

"Công ty này làm được cả R&D, thiết kế mẫu mã, chào hàng công ty nước ngoài. Khi họ đặt hàng rồi mới tiến tới làm khâu sản xuất. Việc tham của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị của Việt Nam cũng như thế giới cũng cần phải vươn lên cao hơn nữa", TS. Lộc cho biết.

Với chủ đề "Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối & Sáng tạo", Hội nghị dự kiến được tổ chức từ 13h30 – 17h30 ngày 13/09/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (NCC), Hà Nội và tập trung thảo luận về vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; giới thiệu môi trường chính sách và các cơ hội đầu tư và kinh doanh của Việt Nam đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, kết cấu hạ tầng…

1.200 doanh nghiệp sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2018 (VBS 2018)

VBS 2018 là sự kiện kinh tế đặc biệt của nước chủ nhà do VCCI chủ trì tổ chức nhân dịp Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (Hội nghị WEF ASEAN 2018) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11-13/09.

Với chủ đề "Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối & Sáng tạo", Hội nghị dự kiến được tổ chức từ 13h30 – 17h30 ngày 13/09/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (NCC), Hà Nội và tập trung thảo luận về vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; giới thiệu môi trường chính sách và các cơ hội đầu tư và kinh doanh của Việt Nam đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, kết cấu hạ tầng…

Tham dự Hội nghị dự kiến có hơn 1200 đại diện doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp hàng đầu thế giới là thành viên WEF, doanh nghiệp từ các nền kinh tế lớn (Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN….), các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, đại sứ quán, cơ quan đại diện ngoại giao, kinh tế và các tổ chức quốc tế.

VBS 2018 là diễn đàn để doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế, cơ hội đầu tư và kinh doanh trong các lĩnh vực trọng điểm của Việt Nam và tiếp cận những đối tác hợp tác, đầu tư tiềm năng.

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM