Chocolate hạng sang từ hạt ca cao Việt Nam lên ngôi tại Nhật Bản

27/05/2016 12:06 PM | Kinh tế vĩ mô

Hiện Nhật Bản và nhiều nơi trên thế giới đang ngày càng hứng thú với dòng chocolate thủ công làm từ hạt ca cao ở nhiều vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam khi chúng đem lại những hương vị khác lạ so với chocolate truyền thống.

Bà Naoko Otsuka, một phụ nữ 55 tuổi tại Nhật Bản đã không ngần ngại khi trả 23 USD chỉ cho 5 ounce chocolate bởi đơn giản bà muốn trải nghiệm hương vị của dòng thực phẩm xa xỉ.

Câu chuyện trên thực ra không có gì đáng nói nếu 6 thanh chocolate mà bà Otsuka mua không được sản xuất thủ công từ những hạt ca cao trồng tại Việt Nam.

“Tôi muốn thử hương vị khác biệt của những thanh chocolate (từ Việt Nam). Trước khi đến cửa hàng này, tôi không hề biết rằng những hạt ca cao sẽ có vị khác nhau tùy thuộc vào xuất xứ”, bà Otsuka nói.

Dòng chocolate mà bà Otsuka mua có thường có giá khoảng 17.500 Yên/kg (72 USD/pound), đắt gấp 8 lần so với những loại chocolate thường. Chúng thường được làm từ những hạt ca cao từ các vùng khác nhau trên thế giới.

Những người tiêu dùng như bà Otsuka đang kích thích một làn sóng nhu cầu mới đối với dòng chocolate cao cấp sản xuất thủ công, qua đó thúc đẩy doanh thu của những công ty này vượt quá các thương hiệu quốc tế như Hershey hay Cadbury.

Hãng Marou Chocolate, nơi sản xuất những thanh mà bà Otsuka mua đã có doanh số tăng gấp đôi hàng năm tại Nhật Bản trong vòng 3 năm qua.

Theo tập đoàn tư vấn Marex Spectron Group, sự tăng trưởng doanh số của các công ty sản xuất chocolate Nhật Bản cho thấy nhu cầu ngày càng tăng về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu hạt ca cao từ người tiêu dùng.

Xu thế mới này khiến hãng Meiji, công ty sản xuất chocolate nội địa nổi tiếng tại Nhât Bản với truyền thống lâu đời từ năm 1918 cũng phải tung ra các dòng sản phẩm chocolate làm từ ca cao nhiều nước khác nhau, từ Brazil cho đến Venezuela.

Chocolate thủ công

Theo hãng Meiji, xu hướng sản xuất chocolate thủ công là một xu thế mới mà hãng không thể lamg ngơ và công ty muốn bắt kịp nhu cầu mới này của người tiêu dùng nhằm tận dụng tăng doanh số.

Trong vài năm trở lại đây, người tiêu dùng và các hãng sản xuất Nhật Bản ngày càng có xu thế phân biệt kỹ lưỡng nguyên liệu hạt ca cao làm nên chocolate. Thậm chí, người tiêu dùng và các nhà sản xuất không chỉ muốn tên quốc gia trồng hạt ca cao mà còn muốn biết chính xác địa phương làm nên chúng cũng như quy trình chế biến, vận chuyển đến nhà máy.


Khách hàng mua chocolatr tại thủ đô Tokyo-Nhật Bản

Khách hàng mua chocolatr tại thủ đô Tokyo-Nhật Bản

Ngành chocolate hiện đang có tăng trưởng khá tốt không riêng tại Nhật Bản. Theo hãng Euromonitor International, ngành bán lẻ chocolate trên toàn cầu đã tăng 6,7% lên mức 101 tỷ USD năm 2015. Như vậy, trung bình mỗi người tiêu dùng trên toàn cầu trả bình quân 14 USD/kg chocolate. Riêng tại Nhật Bản, con số này là 22 USD/kg.

Cách đây 10 năm, chi phí bình quân mỗi người dân Nhật Bản trả cho 1 kg chocolate cao gấp đôi mức bình quân trên toàn cầu, nhưng con số này hiện đã giảm xuống. Điều này cho thấy nhu cầu về chocolate hạng sang đang tăng trưởng ở cả những thị trường ngoài Nhật Bản.

Chán hương vị cũ, tìm cái mới

Trong những thập niên gần đây, hầu hết các nhà máy sản xuất chocolate sử dụng hạt ca cao từ giống cây Forastero, vốn thông dụng và được trồng đại trà. Bên cạnh đó, việc hương vị của loại hạt ca cao này quyện tốt hơn với các thành phần khác, như kem hay hương trái cây khi sản xuất ra chocolate.

Tuy nhiên, thời gian gần đây người tiêu dùng ngày càng có hứng thú với chocolate sản xuất từ loại hạt ca cao giống Criollo và Trinitario, vốn ít thông dụng hơn.

Khi nhu cầu đối với dòng chocolate từ hạt ca cao thường tại Mỹ và Châu Âu suy giảm, người tiêu dùng lại bắt đầu có hứng thú với các dòng chocolate lạ hay những loại chocolate cấp cao được sản xuất từ các nguyên liệu ít thông dụng.

Việc nhàm chán với các hương vị chocolate truyền thống đã khiến các khách hàng trong dòng chocolate hạng sang cảm thấy hứng thu với những sản phẩm chocolate lạ, đặc biệt là khi họ biết hương vị chocolate có thể thay đổi nhờ vào xuất xứ nguyên liệu.

Giá hạt ca cao

Trên sàn giao dịch kỳ hạn New York, giá hạt ca cao đã tăng 10% trong năm 2015 và đưa giá nguyên liệu này tăng 38% trong vòng 3 năm qua.

Giá hạt ca cao giao tháng 7/2016 hiện ở mức 2.924 USD/tấn.

Theo hãng Marex Spectron, nhu cầu đối với hạt ca cao sẽ khiến giá mặt hàng này tăng 2-3% mỗi năm trong tương lai. Nguyên nhân chính là lượng tiêu thụ chocolate bình quân đầu người tại Châu Á còn thấp trong khi xu thế tiêu dùng chocolate lại đi lên, vì vậy thị trường này sẽ còn tăng trưởng tốt trong dài hạn.

Riêng trong năm 2015, ngành bán lẻ chocolate tại Nhật Bản đã tăng trưởng 7% lên 405 tỷ Yên (3,7 tỷ USD) bất chấp tình trạng suy giảm dân số của nước này.

Một trong các yếu tố giúp thúc đẩy doanh số tại Nhật Bản là người dân ngày càng nhận thức chocolate là một loại thực phẩm hay món ăn vặt bổ dưỡng, và đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.

Bổ dưỡng

Bà Otsuka cho biết bà rất thích ăn chocolate có hàm lượng hạt ca cao nhiều bởi chúng rất tốt cho sức khỏe. Bà cũng rất hay cho con mình ăn loại chocolate này bởi chúng giúp con bà giải tỏa stress sau những giờ ôn thi căng thẳng.

Ngoài ra, hãng Meiji cho biết họ hy vọng khách hàng sẽ coi sản phẩm chocolate hạng sang là những mặt hàng xa xỉ phẩm hơn là một loại thực phẩm đơn thuần.

Rõ ràng, chiến lược nâng tầm sản phẩm chococolate của các hãng sản xuất tại Nhật Bản đã có hiệu quả. Điều này cũng đã từng xảy ra với ngành cà phê khi khách hàng Nhật Bản có xu thể chuyển từ những sản phẩm cà phê hòa tan sang loại cà phê được làm từ những nguyên liệu hiếm có chất lượng cao.


Sản phẩm của hãng Marou Chocolate

Sản phẩm của hãng Marou Chocolate

Trong khi đó, hãng Mizuho Securities nhận định việc trả giá cao hơn cho những nguyên liệu chất lượng cao không chỉ đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất chocolate mà còn giúp đỡ người trồng ca cao.

Hãng sản xuất Marou hiện đang hợp tác với một số nông trại ở 6 tỉnh Việt Nam để trồng và thu hoạch những hạt cà phê có chất lượng cao, hương vị đặc biệt. Chính loại đất, nước, khí hậu và quá trình lên men tại Việt Nam đã khiến hạt ca cao tại đây có hương vị đặc trưng làm nên những thỏi chocolate xa xỉ.

Hiện nay, hãng Marou xuất khẩu khoảng 70% sản phẩm của mình sang thị trường nước ngoài, chủ yếu là Mỹ và Pháp.

“Hiện có rất nhiều khách hàng quan tâm đế dòng chocolate thủ công tại thị trường Mỹ, điều vốn không thể có cách đây 10 năm. Hiện nhu cầu cho loại sản phẩm này đang ngày một lớn hơn”, ông Samuel Maruta, Chủ tịch của Marou nói.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM