'Chợ' điện tử nào đang thống trị Đông Nam Á ?

25/09/2019 19:32 PM | Xã hội

Tại thị trường thương mại điện tử khu vực 6 nước Đông Nam Á, Shopee và Lazada hiện là hai đối thủ lớn mạnh dẫn đầu thị trường đầy tiềm năng phát triển này.

Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi iPrice và AppAnnie nhằm đánh giá các thương hiệu thương mại điện tử (TMĐT) đang thống trị tại Đông Nam Á. Những số liệu này được phân tích dựa trên lượng người dùng tương tác hàng tháng của mỗi ứng dụng (gọi tắt MAU) tại quý II/2019.

Sáu thị trường Đông Nam Á tham gia khảo sát bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Singapore. Trong đó có những cái tên quen thuộc như Shopee, Lazada, Tokopedia, Tiki, Sendo… Tuy nhiên Shopee và Lazada lại là hai cái tên điển hình nhất trong cuộc tranh giành ngôi thứ tại thị trường béo bở và đầy dư địa này.

 Chợ điện tử nào đang thống trị Đông Nam Á ?  - Ảnh 1.

Top 5 nền tảng TMĐT ở khu vực Đông Nam Á, quý II-2019. Ảnh: Iprice


Cụ thể, theo số liệu thống kê của Iprice, tại quý II-2019, ứng dụng có lượt mua sắm trên thiết bị di động, máy tính và lượt tải về cao nhất tại 6 nước Đông Nam Á thuộc về Shopee. Vị trí thứ 2 thuộc về Lazada, và vị trí 3-4 lần lượt được hai ứng dụng nội địa từ Indonesia nắm giữ- Tokepedia, Bukalapak.

Theo phân tích từ Iprice, Shopee có được thứ bậc này có lẽ là do chiến lược “địa phương hóa”, nói nôm na tùy vào từng quốc gia mà đứa con của tập đoàn SEA có một phương thức hoạt động riêng.

Song từ những số liệu do Iprice chỉ ra, hai ông lớn Shopee và Lazada đang phải đối mặt với sự phát triển “thần tốc” của những nền tảng TMĐT nội địa. Tại 6 nước Đông Nam Á, những cái tên Tokopedia và Bukalapak, Bilib.com tại Indonesia, hay Tiki, Sendo, FPT, Thegioididong.. của Việt Nam cũng trở thành những đối thủ nặng ký.

Tính riêng thị trường Việt Nam, Tiki vươn lên mạnh mẽ chỉ sau Shopee, bỏ xa Lazada một lượng MAU đáng kể, trong khi đó Sendo dù ở vị trí thứ 4 nhưng chỉ thua Lazada 300 ngàn lượt truy cập hàng tháng.

iPrice cho rằng, tương tự như Shopee, sự thành công của Sendo đến từ chiếc lược tập trung phát triển vào ứng dụng di động, và ưu tiên phát triển thị trường tỉnh lẻ. "Một lượng rất lớn khách hàng ở tỉnh lẻ hiện truy cập Internet thông qua các thiết bị di động, việc có một sản phẩm ứng dụng di động mạnh sẽ giúp Sendo tiếp cận đối tượng khách hàng này hiệu quả hơn các đối thủ", đơn vị này phân tích.

Chính sự phát triển chung của nền TMĐT đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các sàn nội địa bởi các nguồn tài trợ phong phú. Điển hình như Tokopedia, ứng dụng được “thăm hỏi nhiều nhất trên Webiste tại Indonesia, mặc dù chỉ có sẵn ở thị trường quê nhà nhưng là đối thủ đầy hứa hẹn khi vừa nhận được 1 tỷ đô la tài trợ từ các nhà đầu tư để mở rộng thế lực. Điều này cũng giống như Tiki khi được hẫu thuân bởi kỳ lân công nghệ VNG tại Việt Nam và gã khổng lồ JD.com đến từ Trung Quốc…

Nhưng dù sao theo ông Lê Hải Bình- Phó chủ tịch Hiệp hội TMĐT từng chia sẻ với PLO rằng, thị trường TMĐT càng cạnh tranh khốc liệt, người tiêu dùng càng hưởng lợi.

Theo Thu Hà

Cùng chuyên mục
XEM