Chiến tranh thương mại phơi bày điểm yếu của Trung Quốc về công nghệ bán dẫn

28/06/2019 08:32 AM | Xã hội

Những thiết bị bán dẫn nhỏ bé, thường nhỏ hơn tem bưu chính, cung cấp năng lượng cho nền kinh tế hiện đại bằng cách đóng vai trò là bộ não xử lý dữ liệu cho các sản phẩm.

7 bức hình sẽ giúp bạn hiểu vị trí của Trung Quốc trong chuỗi sản xuất công nghệ bán dẫn toàn cầu. Nó cũng giúp bạn thấy tham vọng của Trung Quốc và việc tham vọng này bị ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào nếu thương chiến kéo dài.

Chất bán dẫn là bộ não của “vũ trụ Marvel”

Chất bán dẫn là công nghệ nền tảng của thời đại thông tin. Những thiết bị điện tử nhỏ bé này, thường nhỏ hơn tem bưu chính, cung cấp năng lượng cho nền kinh tế hiện đại bằng cách đóng vai trò là bộ não xử lý dữ liệu cho các sản phẩm, từ điện thoại thông minh đến xe hơi và tàu vũ trụ.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ chip nhiều nhất thế giới

Nhu cầu chip Trung Quốc tăng mạnh trong hai thập kỷ qua đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bán dẫn toàn cầu. Đất nước này hiện đang tiêu thụ hơn một nửa số chip thế giới.

Chiến tranh thương mại phơi bày điểm yếu của Trung Quốc về công nghệ bán dẫn - Ảnh 1.

Trung Quốc là quốc gia nằm ở phân khúc thấp nhất của chuỗi sản xuất bán dẫn

Khi ngành công nghiệp đòi hỏi các kỹ năng chuyên môn cao và đầu tư lớn, hai mô hình sản xuất đã xuất hiện. (1) Mô hình Nhà sản xuất thiết bị tích hợp (IDM). Một công ty IDM thực hiện tất cả bốn giai đoạn sản xuất chính: thiết kế, sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói.

(2) Mô hình Fabless-Foundry. Quá trình sản xuất được phân chia giữa các công ty. Các công ty thiết kế tập trung vào thiết kế và hợp đồng sản xuất, hoặc chế tạo. Các xưởng đúc tập trung vào sản xuất theo hợp đồng, trong khi các công ty thực hiện lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói được gọi là các công ty lắp ráp và thử nghiệm bán dẫn bên ngoài (OSAT). IDM vẫn chiếm hơn một nửa doanh thu của ngành công nghiệp.

Chuỗi giá trị ngày càng phân tán trên khắp thế giới, với hầu hết các IDM và các công ty thiết kế có trụ sở tại Mỹ và Hàn Quốc, trong khi các xưởng đúc và các công ty OSAT tập trung ở Đài Loan và Trung Quốc.

Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ cho sản xuất chip với tham vọng MIC 2025

Trong khi các công ty Trung Quốc có truyền thống tập trung vào đóng gói và thử nghiệm, công việc thiết kế đã tăng trưởng 30% mỗi năm từ năm 2005 đến 2015, khiến nó trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất. Trung Quốc cũng có khoảng 300 nhà máy sản xuất trải rộng trên 20 tỉnh của Trung Quốc. Phần lớn là ở khu vực phía Đông.

Chiến tranh thương mại phơi bày điểm yếu của Trung Quốc về công nghệ bán dẫn - Ảnh 2.

Trung Quốc đang đặt mục tiêu quá tham vọng

Được đưa ra vào năm 2015, MIC có mục tiêu cuối cùng là giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài và thúc đẩy các nhà sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu. Chính sách công nghiệp của Trung Quốc nhằm mục đích nhanh chóng mở rộng các lĩnh vực công nghệ cao và phát triển cơ sở sản xuất tiên tiến, nhưng Tổng thống Trump và các nhà lãnh đạo khác của các nền dân chủ công nghiệp coi kế hoạch này là một mối đe dọa.

Là chính sách giàu tham vọng, nhưng do bộc lộ quá sớm và cách thực hiện mang đậm tính chất “bảo hộ”, “trợ giá” nên Trung Quốc đã phải trả giá. Các quan chức Trung Quốc đã bắt đầu giảm bớt những ám chỉ về MIC 2025 khi các nhà lãnh đạo phương Tây lên tiếng lo ngại. Nhưng trong thực tiễn, Trung Quốc đang ráo riết thúc đẩy nó.

Các mục tiêu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đã được điều chỉnh trong năm 2017. Nhìn vào bảng kế hoạch điều chỉnh, mục tiêu quy mô thị trường năm 2020 đã tăng thêm 65%, mức độ tự cung tự cấp năm 2020 tăng thêm 18%. Trong khi đó, cũng theo bản điều chỉnh, quy mô thị trường năm 2030 đã bị yêu cầu tăng thêm 67% và mức độ tự cung tự cấp tăng thêm 7%. Đây đều là những mục tiêu quá tham vọng trong bối cảnh Trung Quốc đang dựa quá nhiều vào chuỗi cung ứng bên ngoài để sản xuất các công nghệ liên quan đến bán dẫn.

Bài viết tóm lược từ SCMP và sử dụng 1 phần phân tích của tiến sỹ Phạm Sỹ Thành – Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES) thuộc VEPR. 

Theo Phạm Sỹ Thành

Cùng chuyên mục
XEM