Chiến lược Trung Quốc của ông Trump không hiệu quả?

03/01/2019 16:14 PM | Xã hội

Phương hướng hỗn loạn của chính quyền Tổng thống Trump không đem lại hiệu quả, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu tới lợi ích của nước Mỹ và khuếch đại tư tưởng dân tộc của Bắc Kinh.

Tâm thế sẵn lòng làm khó Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại của chính quyền Trump đã giúp hai bên đạt tới một đồng thuận. Bắc Kinh đã lắng nghe. Mục đích của Mỹ là gì? Câu trả lời chính là huỷ diệt hoàn toàn đối thủ Trung Quốc.

Đây không phải là một mục tiêu thương mại, và nhu cầu đặt ra cũng mâu thuẫn lẫn nhau. Đồng thời, mục tiêu này còn vô tình đánh thức nỗi sợ dân tộc sâu thẳm của Bắc Kinh.

Trước những quyết định khó đoán của Mỹ cùng động thái thuyết phục Canada bắt giữ giám đốc điều hành của Huawei của Mỹ, Trung Quốc lựa chọn quay lại với những chiến lược hiếu chiến quen thuộc.

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ lại đang phát sinh một vấn đề nhức nhối khiến chính quyền Trump phải đưa ra chương trình hỗ trợ nông dân trị giá 12 tỉ USD. Chương trình này chỉ có giá trị nếu nó giúp xoa dịu tình hình hiện tại. Tuy nhiên, kết quả khả thi duy nhất hiện nay là sụt giảm thương mại và giá hàng hoá Trung Quốc tăng, đồng nghĩa với thuế tiêu dùng tại Mỹ tăng lên.

Trong vòng vài tháng vừa qua, hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc đã giảm mạnh, riêng trong tháng 11 đã giảm 25% mặc dù hàng hoá từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ vẫn tiếp tục tăng. Tình trạng sụt giảm mạnh bắt đầu từ tháng bảy, sau khi Washington áp dụng thuế quan với Trung Quốc.

Phần lớn các công ty được Phòng Thương mại Mỹ phỏng vấn tại Thượng Hải cho biết chiến tranh thương mại gây tổn thất lợi nhuận và các rào cản phi thương mại đã tăng thêm. Các chính sách của chính quyền "khuyến khích" các công ty chuyển hoạt động ra nước ngoài: 31% những công ty được phỏng vấn cho biết họ đang tìm cách lắp ráp hoặc tìm nguồn cung ứng ngoài nước Mỹ. Ngoài ra, không có dấu hiệu nào cho thấy an ninh mạng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp tại Mỹ được cải thiện.

Đây là một bước ngoặt lớn trong những năm vừa qua. Vậy đâu là động cơ cho những thay đổi này?

Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa nền kinh tế trên mọi lĩnh vực nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Người ta nói rằng các thành viên của bộ chính trị đã giũ bỏ trang phục Mao Trạch Đông để khoác lên mình cà vạt và áo khoác của phương Tây. Bắc Kinh và Thượng Hải đã xây dựng những khách sạn sang trọng ở cuối những con đường cao tốc thẳng ra sân bay.

Tới những năm 1990, mỗi đại diện doanh nghiệp phụ thuộc từ Mỹ mong muốn sản xuất vòng bi hay búp bê Barbie tại Trung Quốc đều phải làm việc thường xuyên với các đại diện chính phủ. Do đó, nhiều doanh nghiệp Mỹ tin rằng Trung Quốc đang đi trên một quỹ đạo với khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn cùng cạnh tranh minh bạch và công bằng hơn.

Bước ngoặt chủ chốt là khi Trung Quốc khám phá ra thị trường công cộng. Giai đoạn từ năm 2000 tới 2010 là thời kỳ hoàng kim của IPO Trung Quốc, đặc biệt là với các doanh nghiệp quốc doanh. Thị trường công cộng giống như một giếng tiền không đáy đầy từ. Sau khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền vào năm 2003, ông đã loại bỏ các cuộc gặp gỡ giữa chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài.

Một thời khắc quyết định khác là năm 2008, khi các biện pháp bảo đảm an ninh cho thế vận hội Olympics của Trung Quốc thúc đẩy cơ chế thắt chặt kiểm soát thông tin giữa khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khi các yếu tố kích thích cơ sở hạ tầng dường như đã giải cứu nền kinh tế, Bắc Kinh đặt niềm tin vào chủ nghĩa ngoại lệ của quốc gia, sự tự tôn giúp khẳng định thành công của mô hình độc đoán tại Trung Quốc và dẫn tới một kỷ nguyên quyết đoán mới.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã đánh mất sự ủng hộ của doanh nhân nước ngoài bởi họ đã vỡ mộng trước những diễn biến trên thị trường, mệt mỏi vì ô nhiễm và hiện lo sợ về an toàn thể chất, đặc biệt là sau vụ việc bắt giữ ba người Canada nhằm trả đũa hành động bắt giữ giám đốc điều hành Huawei.

Ban đầu, nhiều người cảm thấy bất ngờ và hăng hái khi chính quyền Mỹ cuối cùng cũng sẵn sàng xử lý những trò bịp bợm của Trung Quốc. Các vấn đề thương mại song phương sâu sắc dần và Bắc kinh đã đưa ra một chiến lược phối hợp nhằm đánh cắp công nghệ của Mỹ và né tránh luật kiểm soát xuất khẩu của quốc gia này. Khả năng tiếp cận thị trường dần mai một kể từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 và cam kết mở cửa nền kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc còn trợ giá cho nhiều ngành công nghiệp, dẫn tới những lợi thế bất công khi cạnh tranh cùng các sản phẩm nước ngoài.

Tuy nhiên, nỗ lực giải quyết những vấn đề này của Mỹ không hiệu quả. Các vị thế thương mại của mỹ mâu thuẫn lẫn nhau, và mặc dù có rất nhiều lý thuyết được đưa ra, nhưng không ai chắc chắn cố vấn nàoo của tổng thống Donald Trump đã châm ngòi chiến tranh thương mại khi yêu cầu Trung Quốc giảm 200 tỉ USD thặng dư thương mại với Mỹ và đe doạ áp dụng thuế quan với hàng hoá từ Trung Quốc. Đại diện thương mại Mỹ đang xúc tiến thực hiện hành động Mục 301 nhằm giải quyết các vụ trộm tài sản trí tuệ, và đồng thời tuyên bố đang khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ hồi hương công tác sản xuất. Bộ Quốc phòng hiện đang tập trung vào chiến lược mạng; trong khi đó, Bộ Thương mại đang nghiên cứu các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, và FBI đang đang tìm cách giải quyết vấn đề gián điệp phi truyền thống. Nói cách khác, mọi phàn nàn đều nhắm tới một đối tượng cơ bản: toàn bộ hệ thống kinh tế và chính trị Trung Quốc.

Nhiều mục tiêu mâu thuẫn với nhau. Thực thi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chắc chắn sẽ làm giảm lượng hàng hoá vận chuyển tới Trung Quốc, và do đó, tăng thâm hụt thương mại. Thuế quan Mỹ, và biện pháp trả đũa không thể tránh khỏi, cản trở hồi hương sản xuất do chi phí tăng. Thực thi luật tài sản trí tuệ sẽ thúc đẩy thay thế nhập khẩu. Chính quyền Trump cần xác định mục tiêu rõ ràng trước khi thực thi các luật.

Mỹ có thể thực hiện phương pháp xây dựng theo một trong những cách sau mà vẫn có thể đạt được hầu hết các mục tiêu.

• Tập trung xử lý tình trạng đánh cắp tài sản trí tuệ (IP): Giảm nhu cầu giải quyết thâm hụt thương mại và xác định chắc chắn thực hiện nhu cầu IP và tiếp cận thị trường. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer là nhà đàm phán giàu kinh nghiệp và năng lực nhất hiện này bên phía Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và tổng thống Trump chỉ nên đứng ngoài.

• Theo bước giới quý tộc đỏ Trung Quốc: Phản ứng đáng báo động trước vụ việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, CFO của Huawei, là dấu hiệu rõ ràng cho thấy giới tinh hoa của quốc gia là công cụ ngoại giao. Bộ Tài chính sẽ tập trung giải quyết vấn đề rửa tiền của Trung Quốc, nghiêm khắc thực thi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Các biện pháp trừng phạt nhẹ nhàng đối với việc Trung Quốc bán hàng hoá cho Iran và Triều Tiên là những điểm tạo áp lực quan trọng.

• Củng cố CFIUS: Mỹ cần tiếp cận thương mại với chính thị trường của mình nhằm tiến vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Xem xét đầu tư nghiêm ngặt hơn thông qua Uỷ ban Đầu tư Nước Ngoài tại Mỹ có thể được dùng làm đòn bẩy.

• Chính quyền Trung Quốc lãnh đạo dựa trên quân đội và các lực lượng an ninh – một sự thực không được đánh giá cao tại Mỹ. Sức mạnh dân tộc hồi quy của Bắc Kinh bị kiềm chế khi Trung Quốc phô diễn sức mạnh và cả sự hiếu chiến. Lập trường của Trump có thể dễ dàng châm ngòi cho những phản ứng dữ dội mà Mỹ chưa được chuẩn bị tốt.

Theo Quỳnh Mai

Cùng chuyên mục
XEM