Chỉ tốt nghiệp trung học, thất nghiệp, vợ đi để lại con trai 18 tháng, ông bố đơn thân vô gia cư trở thành tỷ phú đô la nhờ điều này

14/05/2019 08:57 AM | Kinh doanh

John Paul hiện là một tỷ phú. Doanh số hàng năm hiện nay của công ty mà ông làm chủ là hơn 1 tỷ đô-la. Các sản phẩm của nó được bản trong hơn 100.000 salon ở gần 100 quốc gia khác nhau và thuê hàng nghìn nhân viên.

Từ đứa trẻ vô gia cư đến ông bố nghèo đơn thân

Ở tuổi 23, John Paul Dejoria mang tất cả những đặc điểm mà chúng ta có thể nghĩ về một người chỉ có bằng trung học, không có bằng đại học. Anh ấy gần như không kiếm được xu nào. Vợ anh đã bỏ lại cho anh cậu con trai mới 18 tháng để ra đi còn anh bị đuổi khỏi căn hộ do thiếu tiền phòng. Anh và con trai phải sống trên một chiếc xe đi mượn. Anh đã lái xe cả đêm, không nhà, nhặt nhạnh các chai sô-đa bỏ đi, bán tái chế với mức giá 0,5 đô-la cho các chai lớn và 0,2 đô-la cho các chai nhỏ, để sống qua ngày.

Nhưng John Paul quyết tâm không để con trai mình bị đói. "Chúng tôi cùng đường rồi", anh chia sẻ với phóng viên. "Tôi phải nuôi con trai... nên không có thời gian để than nghèo kể khổ nữa."

May mắn thay, John Paul sở hữu hai lợi thế: Một tinh thần lao động hăng say và một trí tuệ đường phố để đứng lên sau vấp ngã nhờ được bồi dưỡng trong suốt những năm tháng đổ mồ hôi kiếm ăn trên đường phố. Cha mẹ anh là dân nhập cư, ly hôn từ khi anh mới hai tuổi. Anh được người mẹ đơn thân nuôi dưỡng trong những khu nhà tạm trong công viên Echo và Đông Los Angeles. Anh nhanh chóng làm quen với các băng đảng trong các nhà tạm nhưng sau đó đã quyết định sống đúng với luật pháp. 

Tuy nhiên, anh hoàn toàn chẳng ưa các giáo viên của mình chút nào. Khi một giáo viên bắt được anh đang chuyển thư tay cho một người bạn, bà bắt họ đứng lên trước lớp và nói: "Hai cậu này sẽ chẳng bao giờ làm được trò trống gì đâu." (Người bạn mà anh ấy đã chuyển thư tay, Michelle Gilliam, sau này là Michelle Phillips đã trở thành thành viên sáng lập Mamas and the Papas bán được hơn 100 triệu album và là ngôi sao của chương trình truyền hình Knot Landing.)

Nhưng trong cuộc sống khắc nghiệt và khó khăn này, điều mà John Paul học được từ bé là bon chen kiếm sống. "Anh trai và tôi đã bắt đầu bán các tấm thiệp Giáng sinh và báo giấy khi mới 9 tuổi. Tôi thức dậy lúc 4 giờ 30 sáng, cùng anh trai gấp và đưa báo mỗi sáng để kiếm vài đồng ít ỏi", anh chia sẻ với phóng viên.

Giờ đây, người cha đơn thân, vô gia cư John Paul đã vận dụng sự khéo léo, tháo vát và tinh thần kinh doanh có được từ đường phố từ khi là một đứa trẻ để tự động viên bản thân đứng lên sau những khó khăn để nuôi nấng con trai mình.

Chỉ tốt nghiệp trung học, thất nghiệp, vợ đi để lại con trai 18 tháng, ông bố đơn thân vô gia cư trở thành tỷ phú đô la nhờ điều này - Ảnh 1.

John Paul Dejoria khi còn trẻ.


Vươn lên là cách duy nhất

"Tôi đã làm 10 công việc khác nhau trong suốt thời gian đó", Paul kể lại. "Mọi công việc, từ việc bán bảo hiểm. Tôi lái chiếc xe tải tuềnh toàng đi khắp nơi. Tôi làm việc cho Dictaphone, cả cho A. B. Dick, một công ty photo. Cuối cùng, tôi làm quản lý phát hành cho tạp chí Time ở tuổi 26".

Mọi chuyện ổn định được chút ít với John Paul và cậu con trai nhưng cuộc sống chẳng hề đơn giản. Họ hiện đang sống trong nhà của một người bạn cũ và ăn uống tằn tiện. "Chúng tôi có chế độ ăn rất đơn giản với cơm, khoai tây, rau diếp, ngũ cốc, súp hộp, mì ống, bơ, thay nhau mỗi ngày."

Tuy nhiên đến một thời điểm anh ấy bắt đầu lo lắng cho tương lai của mình và con trai. "Tôi đã hỏi sếp mình rằng để trở thành Phó Giám đốc thì cần những gì. Ông ấy trả lời tôi rằng: Anh mới 26 tuổi, mới tốt nghiệp trung học và không có bằng đại học. 10 năm nữa hãy quay lại đây khi anh 35 tuổi. Paul nghĩ: "Tôi chẳng muốn vị trí này nữa khi đã 35 tuổi".

Một người bạn đã giới thiệu cho John Paul công việc kinh doanh các sản phẩm chăm sóc tóc. Anh ấy đã phát triển các kỹ năng kinh doanh trong một thời gian ngắn khi bán các bộ sách bách khoa trực tiếp (thời gian dài trước khi có Wikipedia). "Đó là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất cuộc đời tôi. Nó dạy bạn cách vượt qua những lời từ chối. Dù bạn làm gì, bán dịch vụ hay sản phẩm nào hay làm việc cho ai, bạn cũng cần có kinh nghiệm vượt qua những lời từ chối và đừng để nó đánh gục bạn. Ví dụ, bạn gõ cửa 100 gia đình và họ đều từ chối bạn. Đến cửa gia đình thứ 101, bạn vẫn phải vui vẻ và nhiệt tình như đối với gia đình số 1. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời.", Paul cho biết.

John Paul cùng với người bạn làm nghề cắt tóc tên là Paul Mitchell có ý tưởng thành lập một công ty chuyên về các sản phẩm chăm sóc tóc. Họ đã tìm được người tài trợ nhưng anh ta lại thay đổi quyết định. Paul Mitchell đầu tư 350 đô-la và John Paul đã chấp nhận đầu tư bằng khoản đó. Với 700 đô-la, họ đã thành lập hệ thống các sản phẩm chăm sóc tóc John Paul Mitchell System. (http:// www.paulmitchell.com).

Công ty tập trung vào hai nhiệm vụ chủ đạo: Tạo ra sản phẩm độc quyền chất lượng và kinh doanh hiệu quả. "Bạn không muốn kinh doanh đặt hàng mà muốn kinh doanh đặt-hàng-lại. Hai điều này hoàn toàn khác biệt. Mục tiêu của tôi không phải là bán hàng cho ai đó mà là bán thứ gì đó chất lượng và họ muốn quay lại đặt hàng. Đó là ý tưởng mà chúng tôi theo đuổi," John Paul chia sẻ trên tạp chí.

Chỉ tốt nghiệp trung học, thất nghiệp, vợ đi để lại con trai 18 tháng, ông bố đơn thân vô gia cư trở thành tỷ phú đô la nhờ điều này - Ảnh 2.

Họ dành toàn bộ 700 đô-la để thiết kế các chai đen trắng - biểu tượng ngày nay của công ty vì nó rẻ hơn in màu. Phần nguyên liệu còn lại được mua theo tháng, tạo điều kiện cho họ quay vòng vốn. John Paul và Paul tin tưởng rằng các sản phẩm sẽ mang về lợi nhuận nhờ sử dụng các kỹ năng kinh doanh của John Paul. 

"Tôi đã lần lượt gõ cửa các gia đình, các trung tâm làm đẹp để bán các sản phẩm của mình, điều mà anh đã làm từ khi còn làm việc cho các show trình diễn sắc đẹp. Chúng tôi phối hợp công việc với nhau để gây dựng sự nghiệp... Cuối cùng, khi các hóa đơn đến hạn thanh toán, chúng tôi không đủ tiền chi trả. Năm ngày sau, chúng tôi xoay xở đủ tiền để thanh toán hóa đơn", John Paul nhớ lại trên tạp chí Time.

 "Không ai muốn đầu tư vào chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi sắp xếp ổn thỏa, thì công việc cứ thế phát triển. Chúng tôi mất khoảng hai năm để thanh toán hóa đơn đúng hạn và đã có 2.000 đô-la còn lại trong ngân hàng. Chúng tôi biết rằng mình đã thành công với John Paul Mitchell", tỷ phú này cho biết. 

Công ty tiếp tục phát triển hơn nữa. Doanh số hàng năm hiện nay của công ty là hơn 1 tỷ đô-la, các sản phẩm của nó được bản trong hơn 100.000 salon ở gần 100 quốc gia khác nhau và thuê hàng nghìn nhân viên.

John Paul hiện là một tỷ phú, đã từng đa dạng hóa các ngành nghề khác nhau, trong đó có Patrón, một thương hiệu rượu tequila hàng đầu trên thế giới. Anh đã cống hiến rất nhiều thời gian để làm từ thiện. Các tổ chức từ thiện anh tham gia thường tập trung vào việc cung cấp thức ăn và nhà ở cho những người nghèo ở Mỹ và trên toàn thế giới bao gồm cả châu Phi và Thái Lan.. .

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM