Chê hot girl là sống ảo? Thực ra, giới startup phải cắp sách, cắp vở học hỏi họ 5 kỹ năng bán hàng/quản trị siêu cấp này

29/01/2017 14:57 PM | Công nghệ

Các hot girl thường là các chủ shop online và chiến trường chính của họ là trên Facebook. Dù cho những sản phẩm họ bán là gì đi nữa, những kinh nghiệm kinh doanh của các hot girl vẫn rất xứng đáng cho startup học tập.

1. Trở nên cực kỳ năng động

Các cô gái khi bán shop không cần bất kỳ bài vở nào để tung sản phẩm vào thị trường, nhưng họ rất thông minh khi sử dụng hình ảnh bản thân và bạn bè – vốn cũng là những hot girl để tạo độ phủ cho sản phẩm.

Mỗi hot girl có thể kiếm được hàng ngàn lượt theo dõi (follows) từ mỗi post thông tin, và họ dễ dàng qua mạng lưới cá nhân được quảng cáo miễn phí đến hàng trăm ngàn người.

Các startup cũng nên tự do mời gọi các mối quan hệ cá nhân của tất cả mọi người – từ sếp đến nhân viên, để tìm kiếm cơ hội cho sản phẩm. Tốt nhất hãy biến nó thành một KPI mỗi tháng – điều này rất quan trọng vì…

2. Yêu sản phẩm mình đến tận cùng

Không yêu sản phẩm của mình tức là không yêu tiền. Cho dù bạn startup với hàng tá khẩu hiệu cực kỳ kêu, thì cuối cùng vẫn quy ra tiền. Không có tiền, nhà đầu tư sẽ dẹp startup của bạn trong vài nốt nhạc.

Các hot girl là người tin tưởng, trải nghiệm và ca ngợi sản phẩm của họ đến tận cùng. Đó là lý do có một ngành startup mà rất nhiều hot girl thành công: ngành mỹ phẩm – bản thân họ sẽ dùng sản phẩm thực sự và tạo lòng tin cho tất cả mọi người.

Với startup cũng vậy: nhân viên của bạn phải là người nắm vững được tất cả mọi điểm về sản phẩm và giúp bạn tuyên truyền hiệu quả hơn.

3. Trực tiếp tham gia quản trị truyền thông

Nhiều startup khi nghỉ đến truyền thông và quảng cáo là thuê ngay đội ngũ bên ngoài để làm. Họ chỉ làm được những khâu quảng bá sản phẩm bằng ads, còn phần nội dung và tương tác khách hàng trong từng câu chuyện vẫn là người startup làm tốt nhất – đặc biệt là các sếp.

Hãy trả lời cho khách hàng giống như cách các hot girl trả lời: thân tình và nhiệt tình và cứng rắn khi cần thiết. Khách hàng sẽ rất bị ấn tượng bởi một đội ngũ chăm sóc nhiệt tình và năng nổ trong từng phút.

Thay vì "cào xé" các agency quảng cáo vì họ chăm sóc khách hàng của mình trên fanpage chậm, hãy tự bắt tay vào làm. Điều này dẫn chúng ta đến bí quyết thứ 4.

4. Tinh giản hóa quả trình tương tác với khách hàng

Thay vì bắt khách hàng điền thông tin rất nhiều bằng các form trên website, hãy quy họ về những hub chat nhanh và hiệu quả. Chat có thể chốt rất nhiều deal trên mạng xã hội. Mỗi người làm startup hãy học cách dùng điện thoại để chat nhanh với khách hàng.

Học xem file word, excel bằng điện thoại. Có sẵn Viber, Zalo, Facebook Chat để tương tác cực nhanh với khách hàng. Hãy biến điều này thành một KPI chung cho cả team.

Sử dụng điện thoại quen thuộc giúp bạn học được khả năng phân tích và nắm bắt tình hình trong thời gian thực – một thói quen mà rất ít người Việt quan tâm tới, hoặc chỉ thích báo cáo được trình bày một cách "tươm tất" mà chậm chạp.

5. Khiêm tốn – tự học – tự làm

Điều cuối cùng mà người làm startup cần biết: thay vì nhăm nhăm vào cốt lõi sản phẩm và truyền thông, bạn còn phải là người tạo ra trải nghiệm sản phẩm.

Trải nghiệm sản phẩm đến từ việc bạn bắt đầu học cách tự làm những điều nhỏ nhất: biết cách chụp hình và viết bài review sản phẩm, học cách chạy quảng cáo từ cộng đồng, phát triển đội cộng tác viên ngoài vốn cũng là những người cực kỳ yêu sản phẩm…

Những cách này nghe có vẻ "xôi thịt" và không phù hợp với tinh thần doanh nhân. Nhưng trong môi trường cạnh tranh khủng khiếp thế này, "It’s Ride or Die" – chạy nhanh chân hơn tất cả hoặc là chết.

Thúy Vy

Cùng chuyên mục
XEM