'Chạy ngay đi': Nếu bạn mắc 'hội chứng người tốt' với đồng nghiệp, tốt hơn hết hãy biết dứt khoát nói 'Không'

12/05/2018 21:34 PM | Sống

Không phải sếp mà đồng nghiệp mới chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định môi trường công sở.

Vốn vẫn biết chúng ta cần phải đối xử tốt và thẳng thắn với tất cả mọi người xung quanh, sống thật lòng, không giả tạo, không thảo mai. Nhưng đôi khi, việc sống quá tốt, quá thân thiện, ai nhờ gì cũng làm lại gây ra không ít phiền phức tới bản thân mình. Đặc biệt, trong môi trường công sở - môi trường bộc lộ rõ sự cạnh tranh giữa các nhân viên, lựa chọn cách sống này có thể đem lại cho bạn khá nhiều bất lợi.

1. Bạn tự tìm cách "nhấn chìm" mình

Đành rằng bạn không phải là người có cá tính mạnh mẽ, nổi bậtnhất nhưng việc đối xử quá tốt với đồng nghiệp có thể khiến người khác nhìn vào bạn thấy một con người không có vẻ gì thú vị, nói trắng ra là tẻ nhạt và thụ động. Tất nhiên, giữ lịch sự, lễ phép vẫn cần được tuân thủ nhưng bạn nên thể hiện cá tính riêng của mình. 

2. Người khác có thể sẽ không muốn lắng nghe bạn

Không biết nói "không" với đề nghị của người khác sẽ biến bạn thành một người siêu-dễ-tính trong mắt người khác. Ai nhờ cũng làm, mình bận nhưng ai nhờ cũng làm, mình không thích nhưng ai nhờ cũng làm, thành thử lần một, lần hai, rồi tới lần thứ n. Vì bạn không từ chối bất cứ lời đề nghị nào nên chắc chắn họ sẽ cứ nhờ bạn mãi mà thôi; nếu có chăng một ngày bạn từ chối, họ sẽ cho rằng bạn đã "thay đổi" một cách tiêu cực. Nếu không muốn tiếp tục bị "bắt nạt" theo cách đó nữa, hãy tập nói "không" ngay đi!

Chạy ngay đi: Nếu bạn mắc hội chứng người tốt với đồng nghiệp, tốt hơn hết hãy biết dứt khoát nói Không - Ảnh 1.

3. Biểu hiện của việc dễ bị lợi dụng

Bạn đồng ý với tất cả sự nhờ vả của người khác, tức là khi ấy, nhiều người không muốn làm việc gì đó thì chắc chắn sẽ nghĩ ngay "người vạn năng" là bạn. Từ đó, có thể họ sẽ nghĩ bạn thực sự yếu đuối chứ không phải tốt bụng gì cả, không có tiếng nói riêng của mình, không dám đứng lên bảo vệ chính kiến và dễ bị thao túng. 

Khi ấy, họ nghĩ họ có quyền sai khiến bạn như một lẽ đương nhiên nên chắc chắn sẽ có những người sẵn sàng dẫm lên bạn để đạt được vị trí cao hơn, nhất là khi bạn có vẻ hiền lành và dễ dàng tha thứ.

4. Tốt bụng thì có thể dễ bị nghi ngờ

Bạn tốt bụng, đó là bản chất của bạn. Nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy, họ sẽ túm tụm lại một góc và bàn tán về bạn rằng làm sao trong một môi trường như thế này lại có một người tốt đến như thế, nếu không phải vì một kế hoạch nào đó "muốn lấy lòng mọi người". 

Họ sẽ cẩn trọng hơn với bạn,bạn đi đâu hay làm gì cũng sẽ nhận được khá nhiều ánh mắt dò xét từ những người nghi ngờ thật hoặc những người "nghe theo". Đồng thời, việc quá tốt bụng cũng khiến bạn khó tạo lập tình bạn đích thực với cấp trên hay đồng nghiệp, do họ sẽ nghĩ bạn là người giả tạo.

5. Lãng phí thời gian không đáng có

Điều buồn nhất là khi bạn dùng quá nhiều thời gian để giúp đỡ đồng nghiệp thì bạn sẽ không có đủ thời gian cho bản thân cũng như công việc của mình. Thời gian bạn có chỉ để phần lớn "ôm" công việc hộ người khác chứ không phải là tập trung phát triển sự nghiệp của mình. Công việc mình chưa xong nhưng lại phải hoàn thành hộ nốt bản báo cáo, bản excel, đi in hộ,… một khối lượng công việc lớn chẳng đâu vào đâu.

Ngoài ra, bạn còn có nguy cơ bị người khác chiếm mất thành quả do công sức bạn bỏ ra, vì họ biết bạn quá tốt và sẽ không dám lên tiếng.

Chạy ngay đi: Nếu bạn mắc hội chứng người tốt với đồng nghiệp, tốt hơn hết hãy biết dứt khoát nói Không - Ảnh 2.

Vì vậy, hãy lấy lí do lớn nhất là bảo vệ chính mình để dung cảm nói ra từ chối. Bạn đừng hèn nhát, không dám nói "không" vì sợ người khác ghét mình. Càng như thế, bạn càng không thể có được sự trân trọng của những người xung quanh, nhất là khi đôi lúc bạn cũng muốn người khác giúp mình. Hãy đối xử tốt với đồng nghiệp một cách vừa đủ, tuyệt đối đừng quá tốt.

V.D

Cùng chuyên mục
XEM