Chặng đường đến Mỹ của Xiaomi còn dài: Các nhà đầu tư Mỹ hoặc là thờ ơ, hoặc là rất thận trọng với các công ty công nghệ Trung Quốc

10/07/2018 08:36 AM | Công nghệ

Trước thương vụ IPO tại Hồng Kông của mình, Xiaomi đã xuất hiện tại Mỹ vào cuối tháng trước để chào bán cổ phiếu IPO cho những người có tiềm năng tham gia vào thương vụ IPO của họ.

Các nhà đầu tư của Mỹ vẫn luôn biết đến Xiaomi như là nhà sản xuất smartphone lớn thứ tư thế giới, là "Apple của Trung Quốc." Nhưng ngoài những thông tin này, họ vẫn chưa biết nhiều về Xiaomi.

Một người tham dự sự kiện cùng với 50 nhà quản lý quỹ đầu tư khác đã chia sẻ với CNBC rằng nhiều nhà đầu tư tại sự kiện không hề hiểu rõ về Xiaomi. Họ chỉ biết Xiaomi là một nhà sản xuất điện thoại khổng lồ. Người này đã xin được giấu tên vì sự kiện này là một sự kiện riêng tư.

Mặc dù smartphone chiếm đến 70% doanh thu của Xiaomi, phân khúc phát triển nhanh nhất của công ty là mảng kinh doanh các thiết bị kết nối internet, từ tivi thông minh, router cho đến xe máy điện và máy lọc không khí. Mảng kinh doanh các sản phẩm IoT và các sản phẩm phục vụ đời sống đã tăng đến 89% trong năm ngoái, lên đến 23,4 tỷ nhân dân tệ (3,5 tỷ USD), chiếm đến 21% tổng doanh thu của công ty.

Chặng đường đến Mỹ của Xiaomi còn dài: Các nhà đầu tư Mỹ hoặc là thờ ơ, hoặc là rất thận trọng với các công ty công nghệ Trung Quốc - Ảnh 1.

2 năm trước, kinh doanh smartphone chiếm đến 80% doanh thu, trong khi các sản phẩm IoT và các sản phẩm phục vụ đời sống chỉ chiếm 13%. Mảng kinh doanh lớn thứ ba của Xiaomi là các dịch vụ internet, bao gồm cửa hàng ứng dụng, trình duyệt và dịch vụ âm nhạc. Mảng kinh doanh này đã tăng đến 51%, lên đến 9,9 tỷ nhân dân tệ (1,5 tỷ USD) trong năm ngoái.

Chặng đường đến Mỹ của Xiaomi còn dài: Các nhà đầu tư Mỹ hoặc là thờ ơ, hoặc là rất thận trọng với các công ty công nghệ Trung Quốc - Ảnh 2.

Chủ tịch của Xiaomi, ông Lei Jun muốn các nhà đầu tư biết được về công ty như sau: "Chúng tôi không chỉ là một công ty phần cứng. Chúng tôi là một công ty internet, được thúc đẩy nhờ vào sự đổi mới. Xiaomi là một công ty internet, với tâm điểm là nền tảng IoT được kết nối bởi smartphone và các thiết bị phần cứng thông minh. Nhiệm vụ của chúng tôi là không ngừng phát triển các sản phẩm tuyệt vời với giá thành chung thực để cho mọi người trên thế giới có thể hưởng thụ một cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ vào công nghệ tiên tiến."

Xiaomi đã ra mức giá IPO vào hôm thứ sáu ở mức 17 đô la Hồng Kông (2,17 USD) cho mỗi cổ phiếu, kêu gọi được khoảng 4,7 tỷ USD. Công ty ra mắt công chúng vầo hôm thứ hai, được định giá ở mức 54 tỷ USD.

Các báo cáo trước đó cho thấy Xiaomi đã muốn nhắm mục tiêu định giá là 100 tỷ USD. Tại giá hiện tại, các nhà đầu tư rõ ràng là đang coi Xiaomi như là một công ty phần cứng, chứ không xem công ty như là một nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ với lợi nhuận cao.

Chặng đường đến Mỹ của Xiaomi còn dài: Các nhà đầu tư Mỹ hoặc là thờ ơ, hoặc là rất thận trọng với các công ty công nghệ Trung Quốc - Ảnh 3.

Những người tham dự sự kiện tại Mỹ vào tháng trước cũng cho biết đa số các nhà đầu tư không hề biết rằng Xiaomi đang chạy một kho tàng ứng dụng, và họ cũng koong biết rằng họ có một hệ điều hành smartphone với tên gọi là MIUI, với lượng người dùng hàng tháng là 190 triệu người. Và, khi đem so sánh Xiaomi với Apple, các nhà đầu tư không nhận ra rằng không như Apple, phần mềm và các dịch vụ của Xiaomi không chỉ hoạt động riêng trên những chiếc điện thoại của Xiaomi.

Chặng đường đến Mỹ của Xiaomi còn dài: Các nhà đầu tư Mỹ hoặc là thờ ơ, hoặc là rất thận trọng với các công ty công nghệ Trung Quốc - Ảnh 4.

Lợi nhuận đến từ 3 mảng lớn là Smartphone, các sản phẩm IoT và sản phẩm phục vụ đời sống, và các dịch vụ internet

Biên lợi nhuận gộp của Xiaomi (lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi chi phí bán hàng )đã tăng lên hơn 3 lần trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên, biên lợi nhuận của công ty hiện vẫn chỉ ở mức 13,2% vào năm ngoái. Con số này thấp hơn nhiều so với biên lợi nhuận của Apple là 38%, hay của Alphabet là 57%.

Ngoài ra, còn có nhiều lí do để các nhà quản lý quỹ của Mỹ muốn tránh xa Xiaomi

Kevin Landis, giám đốc đầu tư cảu Firsthand Capital Management cho biết các công ty Trung Quốc hiện đang là những khoản đầu tư đầy thách thức. Landis sở hữu cổ phiếu của công ty internet khổng lồ của Trung Quốc là Tencent, nhưng ông cũng chia sẻ rằng thường rất khó để có thể thoải mái với ban quản trị của các công ty Trung Quốc, và cũng khó để có thể có được cảm giác rằng mình đang có được một cái nhìn toàn cảnh và minh bạch của một doanh nghiệp Trung Quốc.

Chặng đường đến Mỹ của Xiaomi còn dài: Các nhà đầu tư Mỹ hoặc là thờ ơ, hoặc là rất thận trọng với các công ty công nghệ Trung Quốc - Ảnh 5.

Ảnh chụp sau sự kiện của Xiaomi tại San Francisco, Mỹ

Landis chia sẻ: "Có một sự hoài nghi sâu sắc về các công ty Trung Quốc, rằng họ đang không thực sự thành thật với bạn." Ông cũng đã khêu gợi lại câu chuyện về động thái của Alibaba vào năm 2011. Vào thời điểm đó, Alibaba đã chuyển giao quyền kiểm soát Alipay cho một thực thể riêng biệt khác mà được sở hữu bởi CEO Jack Ma, và vì thế, họ đã làm giảm giá trị của Yahoo, công ty mà đã sở hữu một cổ phần lớn trong Alibaba.

Landis nhận xét: "Sẽ không ngạc nhiên khi mà bạn yêu cầu các nhà đầu tư phương Tây đánh giá một công ty Trung Quốc, họ sẽ có chút rụt rè."

Xiaomi hiện cũng đang phải đối mặt với rất nhiều mối đe doạ cạnh tranh. Ngoài các công ty sản xuất smartphone lớn trong thị trường như Apple, Huawei, Lenovo và Samsung, công ty cũng đang phải đối mặt với các nhà sản xuất thiết bị cầm tay giá rẻ như Vivo và Oppo.

Tham khảo CNBC

Kon

Cùng chuyên mục
XEM