Chẳng cần hỏi kiểu thách đố, các công ty ngày nay lọc hồ sơ ứng viên qua những cách đơn giản sau

30/03/2016 15:42 PM | Nghề nghiệp

Google, Facebook, Apple, Amazon, các đại gia công nghệ nhận hàng triệu bản sơ yếu lý lịch mỗi năm. Vậy làm thế nào để họ có thể lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất?

Google, Facebook, Apple, Amazon, các đại gia công nghệ nhận hàng triệu bản sơ yếu lý lịch mỗi năm. Vậy làm thế nào để họ có thể lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất?

Câu trả lời hoàn toàn không phải là “loạt câu hỏi đánh đố” mà bạn vẫn thường thấy trong các bài báo. Trên thực tế, quy trình tuyển dụng của những hãng này hoàn toàn khác với những bài test dài dòng, những câu hỏi về vật lý lượng tử hay toán cao cấp. Đây mới là 10 bí mật thực sự để tuyển được những tài năng trong làng công nghệ.

1. Nếu phỏng vấn bằng điện thoại, gọi sớm 15 phút, muộn 15 phút hoặc không phỏng vấn.


Bây giờ phỏng vấn có tiện cho bạn không? Hoàn toàn được.

Bây giờ phỏng vấn có tiện cho bạn không? Hoàn toàn được.

Mục đích: Để tìm được những người luôn sẵn sàng cho công việc.

Ai cũng có thể trả lời được các câu hỏi khi bạn cho thời gian chuẩn bị và 1 lịch hẹn rõ ràng. Những sẽ thế nào nếu bạn gọi cho họ khi họ đang ngủ, đang tập Aerobic, hay đang đi vệ sinh ? Đây là cách các công ty công nghệ hàng đầu tìm ra người luôn sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi.

2. Đặt lịch hẹn phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn khó hiểu và phức tạp nhất có thể.


Giờ chúng ta đi đâu? Tôi cũng chẳng biết nữa.

Giờ chúng ta đi đâu? Tôi cũng chẳng biết nữa.

Mục đích: Tìm được những người độc lập, không cần hướng dẫn.

Hãy đảm bảo rằng cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều không hiểu điều gì sẽ diễn ra. Đây sẽ là tiêu chí đánh giá xem ai sẽ là người làm được việc nhất trong tình huống rối ren và nhiều vấn đề.

3. Cố ý tạo ra một lỗi nào đó trong bài thuyết trình của ứng viên.


Máy chiếu hỏng rồi, vậy tôi sẽ tự vẽ lên bảng vậy.

Máy chiếu hỏng rồi, vậy tôi sẽ tự vẽ lên bảng vậy.

Mục đích: Tìm hiểu xem ứng viên sẽ ứng phó thế nào nếu rơi vào tình huống bất lợi.

Cố ý cho ứng viên thuyết trình trong một phòng họp mà máy chiếu bị hỏng, hay mic không hoạt động. Nếu ứng viên vẫn tự tin thể hiện mình và không cảm thấy khó chịu thì đó là dấu hiệu ứng viên này là người dễ thích ứng. Những điểm cộng sẽ được cộng thêm cho ứng viên có kế hoạch dự phòng Plan B,C,D, điều mà thực sự hữu ích trong giới công nghệ.

4. Trong cuộc phỏng vấn, đưa ra những nhận định sai lầm về ứng viên


Bạn học ở trường A à? Không, tôi học ở B.

Bạn học ở trường A à? Không, tôi học ở B.

Mục đích: Loại bỏ những ứng viên “nóng tính”

Nếu công việc gần nhất của ứng viên là tại Twitter, hãy hỏi “Bạn đã làm bao lâu cho Yahoo!?”. Lưu ý kỹ nếu ứng viên phản ứng và giảng giải lại cho bạn như thế nào. Anh/cô ấy có tỏ ra khó chịu không hay vẫn thoải mái? Đây là cách các công ty công nghệ tìm ra người có thể làm việc trong môi trường nhiều áp lực và hay xảy ra vấn đề không lường trước.

5. Nhờ ứng viên giải quyết vấn đề cụ thể của “chính công ty bạn”


Nhờ ứng viên xử lý vấn đề giúp bạn.

Nhờ ứng viên xử lý vấn đề giúp bạn.

Mục đích: Vì đây là điều họ sẽ giải quyết khi tham gia vào công ty.

Các công ty công nghệ thường nhờ ứng viên giải quyết vấn đề họ đang gặp phải. Đây là một cách rất hay tận dụng sự giúp đỡ miễn phí và giải quyết vấn đề nhanh chóng, sáng tạo.

6. Thay đổi địa điểm phỏng vấn liên tục qua các căn phòng khác nhau.

Mục đích: Tìm ra những người luôn luôn hào hứng, mặc dù họ cảm thấy không thoải mái.

Đừng bao giờ để ứng viên cảm thấy quá thoải mái. Hãy thay đổi địa điểm, lý do có thể là căn phòng bị đặt trước, cần phải chuyển qua chỗ khác để tiếp tục. Đây là cách bạn tìm ra những người luôn hứng khởi kể cả khi không thoải mái.

7. Hỏi đi hỏi lại “một câu hỏi duy nhất”.


Ok, bạn đã nói cho tôi về kinh nghiệm của mình, giờ chúng ta tiếp tục nói về kinh nghiệm của bạn nhé.

Ok, bạn đã nói cho tôi về kinh nghiệm của mình, giờ chúng ta tiếp tục nói về kinh nghiệm của bạn nhé.

Mục đích: Kiểm tra tính nhất quán

Trong giới công nghệ, tinh thần nhất quán là một điều tốt. Trong buổi phỏng vấn, đừng lo khi cứ hỏi đi hỏi lại một câu hỏi vì bạn giả vờ lơ đãng. Đây là một công cụ tuyệt vời để xem xét tính thống nhất của ứng viên. Ứng viên chỉ nên thay đổi câu trả lời một cách thoải mái khi mà bạn đang tìm kiếm ứng viên ở vị trí cao cấp.

8. Phỏng vấn theo phong cách tra khảo.


A: Câu trả lời khá đấy / B: Tôi không nghĩ thế.

A: Câu trả lời khá đấy / B: Tôi không nghĩ thế.

Mục đích: Tìm ra những người có khả năng làm được nhiều việc cùng lúc khi gặp áp lực.

Phỏng vấn trong một căn phòng trống, hai đầu là hai người của công ty, ứng viên ngồi ở giữa. Ứng viên có thể trả lời câu hỏi từ cả hai phía hay không? Hay họ cảm thấy bực dọc, bối rối khi mà họ thậm chí đã đồng ý đến đây. Đây là cách thử xem ứng viên sẽ làm việc ra sao khi gặp áp lực từ nhiều phía.

9. Hỏi một câu hỏi, rồi ngồi đánh máy như phá laptop.


Hừm hừm...

Hừm hừm...

Mục đích: Tìm ra những người có khả năng tập trung mặc dù môi trường có nhiều yếu tố phân tâm.

Hỏi ứng viên một câu hỏi. Sau đó ngay khi họ bắt đầu trả lời, đánh máy thật mạnh, tạo ra những tiếng lách cách. Nói với họ rằng bạn chỉ đang take note những điểm đáng chú ý. Bạn có thể take note, hay viết email, không vấn đề gì. Hãy để ý xem ứng viên có chú tâm vào câu hỏi không hay họ bị phân tâm. Đây là cách tìm ra những người không bao giờ để những yếu tố nhỏ nhặt làm phân tâm khỏi công việc chính.

10. 3 tháng sau, gọi và mời ứng viên làm một việc họ không ứng tuyển vào.


Xin chào, bây giờ có tiện nói chuyện không nhỉ?

Xin chào, bây giờ có tiện nói chuyện không nhỉ?

Mục đích: Tìm ra những người có tinh thần quyết tâm cao

Đây là cách tìm ra những người thực sự không muốn làm công việc này. Ứng viên có cố gắng đạt được công việc anh/cô ta muốn hay không? Anh/cô ấy có nhận lời mời vì nghĩ rằng công việc này tốt là thứ tốt nhất họ đạt được? Hay là họ từ chối vì đã tìm được một công việc khác.

Trung Đức

Cùng chuyên mục
XEM