Chân dung chuyên gia nông nghiệp từng làm tại Nestlé, FAO để khởi nghiệp làm nước ép trái cây tại Việt Nam dù đã 47 tuổi

13/04/2019 09:44 AM | Kinh doanh

Hàng năm vườn cây của Les Vergers du Mekong sản xuất hơn 6 triệu tấn trái cây mỗi năm, với hơn 30 loại khác nhau, cả nhiệt đới (dứa, xoài, chanh leo, v.v.) từ đồng bằng sông Cửu Long và ôn đới (mâm xôi, dâu, v.v.) đến từ Tây Nguyên.

Jean- Luc Voisin vốn là kỹ sư thực phẩm người Pháp. Sau thời gian làm việc tại Nestlé Châu Âu và Châu Phi, ông đã quản lý một công ty chuyên nghiên cứu, thực hiện và tiếp thị các thiết bị chế biến đậu nành, cây ăn quả và sữa ở các nước mới nổi. Ông cũng từng làm cố vấn cho các tổ chức như FAO và Liên minh châu Âu.

Sau 25 năm làm việc với tư cách là chuyên gia nông nghiệp và giảng dạy tại châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á, Jean sáng lập và điều hành công ty Les Vergers du Mekong (công ty CP Vườn trái cây Cửu Long) và có nhà máy tại Cần Thơ.

Cơ duyên này đến từ việc năm 1997 khi Jean tham gia tư vấn xây dựng nhà máy chế biến sữa cho một doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam nhưng dự án không thành công. Ông được một người bạn gợi ý chuyển hướng sang trái cây. Sau hơn 1 tuần khảo sát, Jean nhận thấy Cần Thơ là địa phương phù hợp về thổ nhưỡng, đa dạng về nguồn trái cây cũng như có thể đặt nhà máy chế biến.

Năm 2000, trong cơn bão khủng hoảng tài chính châu Á, Jean nhanh chóng nhận được giấy phép đầu tư do ít doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Ban đầu Jean thuê địa điểm của nhà máy Proconco và lắp máy móc, 5 tháng sau bắt đầu sản xuất mẻ cà phê đầu tiên từ Lâm Đồng, sau đó là làm trái cây, mứt. Thời điểm này Jean đã 47 tuổi.

Chân dung chuyên gia nông nghiệp từng làm tại Nestlé, FAO để khởi nghiệp làm nước ép trái cây tại Việt Nam dù đã 47 tuổi - Ảnh 1.

Ông Jean- Luc và nông dân trồng thanh long.

"Động cơ để tôi nỗ lực làm việc là muốn chứng minh rằng chúng ta có thể làm khác đi trong nông nghiệp", Jean chia sẻ với tạp chí Forbes. Theo đó ngay từ khi thành lập ông đã cố gắng tìm nguồn nguyên liệu có thể truy suất nguồn gốc. Năm 2006 nhà máy ký hợp đồng bao tiêu đầu tiên với nông dân nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu cũng như phía nông dân an tâm canh tác, cái thiện thu nhập cũng như cách làm bền vững.

Forbes ước tính doanh thu của Les Verger du Mekong đạt khoảng 6,5 triệu USD năm 2019 với các sản phẩm chính gồm cà phê, trà, mứt, nước uống trái cây, mứt sệt. Công ty này cho rằng Việt Nam và cụ thể hơn là khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long có tài nguyên thiên nhiên không thể so sánh được. Hàng năm vườn cây của công ty này sản xuất hơn 6 triệu tấn trái cây mỗi năm, với hơn 30 loại khác nhau, cả nhiệt đới (dứa, xoài, chanh leo, v.v.) từ đồng bằng sông Cửu Long và ôn đới (mâm xôi, dâu, v.v.) đến từ Tây Nguyên.

Vốn khởi đầu của Jean là 350 nghìn USD tuy nhiên ông nhận được sự hậu thuẫn lớn từ 2 người con trai của gia tộc sở hữu hãng cà phê nỏi tiếng từ năm 1880 cảu Pháp: Cafes Folliet Tropico. Gia đình Folliet đầu tư vào công ty, hỗ trợ kỹ thuật và máy móc để sản xuất nước ép, mứt, cà phê và các món thường dùng trong một bữa sáng theo tiêu chuẩn phươngTây. Folliet hiện trở thành cổ đông lớn với 52%, gia đình Jean-Luc giữ 48% cổ phần công ty.

Les Verger du Mekhong cho biết 80% sản phẩm của công ty được tiêu thụ tại nhà hàng, khách sạn và dịch vụ thực phẩm. 20% còn lại tiêu thụ qua các kênh bán lẻ hiện đại nhằm nhắm tới đối tượng phụ nữ từ 15-35 tuổi quan tâm tới chất lượng sản phẩm với 2 thương hiệu: Folliet và Le Fruit.

Sản phẩm Le Fruit của công ty này đạt giải thưởng Great Taste Awards ở London 4 lần, và món đồ uống ổi trộn thanh long và củ dền lọt vào vòng cuối giải International Drink Innovation Awards 2017. Tuy nhiên Le Fruit không được biết đến rộng rãi do Jean không chủ trương quảng bá, tiếp thị thay vào đó tập trung vào phát triển chuỗi cung ứng và quan hệ với nông dân.

Từ năm 2016, Les Vergers du Mekong nhận được khoản đầu tư 190 ngàn euro cho một chương trình đầu tư 400 ngàn euro trong 3 năm để phát triển chuỗi cung ứng. Nhà sáng lập Jean-Luc Voisin cho biết dành số tiền này để cung cấp smartphone cho nông dân để sử dụng ứng dụng giúp tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM