Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào?

11/06/2019 14:12 PM | Kinh doanh

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào?

Ông nội của ông là người sáng lập Toyota, bố ông là người nối quyền điều hành Toyota. Vậy không có nghĩa là Akio phải khoe khoang xuất xứ và gia thế của mình. Từ năm 2009 - thời điểm mà ông lên nắm quyền chủ tịch tập đoàn lớn nhất nước Nhật và cũng là thế lực nhất nhì làng xe toàn cầu, Akio hiếm khi nhắc đến gia đình.

Dù vậy, dưới áp lực ngày một lớn trong ngành công nghiệp ô tô luôn thay đổi chóng mặt và khó đoán định mỗi ngày, Akio cuối cùng cũng nhận ra được "sức nặng" mà dòng tên Toyoda đặt lên vai ông. Nhưng điều đó không có nghĩa ông phải đi theo khuôn mẫu mà cha ông để lại.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 1.

Với một vài người, lấy gia đình làm trọng tâm của cả hệ thống kinh doanh mang đến cảm giác lỗi thời bởi thời đại ngày nay tập đoàn nào mà chẳng hoạt động theo cấu trúc cổ đông? Gia đình sáng lập mà không có đủ cổ phần để ra quyết định trong tập đoàn thì sao phải sợ?

Với một vài người khác, gia đình là nền tảng, là truyền thống, là biểu tượng của tập đoàn để họ có thể tập hợp xung quanh.

Giờ, con trai Akio Toyoda cũng đã tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Ông từng dặn dò con trai đừng cảm thấy nặng nề bởi di sản người đi trước để lại, hãy hãnh diện vì điều đó, chiến đấu vì điều đó.

Nhà lãnh đạo 63 tuổi đang chạy đua với thời gian để vươn tầm Toyota. Không chỉ còn là một nhà sản xuất xe, ông còn muốn họ là một nhà cung cấp dịch vụ giao thông công nghệ cao đồng thời sự tăng trưởng bền vững về doanh số đi kèm với lợi nhuận cũng cần được duy trì trong ngành công nghiệp khốc liệt hàng đầu toàn cầu hiện tại.

Thú tiêu khiển ưa thích của Akio là đua xe, không phải xem qua màn hình mà là trực tiếp cầm lái. Ông vẫn thi thoảng xuất hiện đi chơi với những người bạn nổi tiếng như siêu sao bóng chày Nhật Bản đã nghỉ hưu Ichiro Suzuki, khi thì lại xuất hiện trên sóng truyền hình làm DJ khách mời cho chương trình nào đó.

Akio Toyoda biểu diễn donut gây chú ý

Toàn bộ nhân viên Toyota đều biết rằng vị lãnh đạo của mình hiện giờ có cá tính rất mạnh, rất riêng hiếm thấy tại một công ty Nhật Bản. Họ và cả bạn bè gọi ông bằng cái tên thân thuộc Akio – gần gũi nhưng đầy sức nặng, cho thấy vị trí của vị lãnh đạo người Nhật Bản trong lòng họ. Làng xe toàn cầu có lẽ chỉ có một người khác được gọi tên một chữ: Sergio (Marchionne) – nhà lãnh đạo quá cố của Ferrari và FCA.

Akio xuất hiện trước công chúng với nụ cười, sự hoạt bát, tự tin đi kèm nét nam tính mạnh mẽ. Nếu Toyota nghiêm túc trong việc chế tạo các mẫu xe mang lại trải nghiệm năng động, thể thao (phần nào đó làm liên tưởng tới hình ảnh Akio), ông cũng không ngần ngại khuyến khích, thúc đẩy họ hiện thực hóa tham vọng của mình.

Trong làng xe hiện tại, có lẽ chỉ còn Carlos Ghosn, cựu CEO Renault – Nissan đang dính vào bê bối không lối thoát, là có sức hút, tầm nhìn và tham vọng như Akio Toyoda.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 2.

Nhưng đó cũng chính là điều làm không ít người theo dõi tập đoàn Nhật lo ngại.

"Chúng ta cần quan sát thật gắt gao Akio để ông không trở thành một Carlos Ghosn thứ 2" – Osamu Katayama, một cây bút kỳ cựu của làng xe Nhật nhận định. Osamu từng viết sách về Toyota và đang sáng tác dở một bộ truyện 20 phần về Toyoda cho tạp chí Toyo Keizai. Có thể nói ông là người "ngoài" hiếm hoi có cái nhìn cực kỳ rõ ràng về vị lãnh đạo danh tiếng.

"Ở Akio toát ra một sức hút lớn tới nỗi những người xung quanh và ngay cả những nhà phê bình ông đều khó có thể từ chối một điều gì đó từ ông", Osamu chia sẻ. Lo ngại về một vị lãnh đạo lạm quyền, dùng việc công vào việc riêng của ông không phải là không có cơ sở bởi Toyoda hoàn toàn có đủ điều kiện làm vậy. Câu hỏi đặt ra là liệu ông có muốn làm hay không?

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 3.

Trong số những cánh tay đắc lực nhất của Akio Toyoda, giám đốc tài chính Koji Kobayashi có tiếng nói tác động được lớn nhất tới ông. Không chỉ là một trong những "giám sát viên" luôn theo sát bên cạnh Akio, Kobayashi còn được nhiều người biết đến như một "khóa an toàn" sẵn sàng nói không với nhà lãnh đạo hàng đầu.

Các nhà phê bình Ghosn từng nhận định ông lạm quyền đơn giản bởi quyền lực quá lớn mà mình được trao tặng trong vòng 19 năm "độc đoán" tại Nissan. Sự tập trung quyền lực đó dẫn đến ham muốn đi kèm và những lỗ hổng tài chính có thể khai thác được. Kết quả tất yếu là Ghosn bị buộc tội và bắt giam vào tháng 11 năm ngoái, chấm dứt hình tượng đẹp xoay quanh ông suốt những năm qua.

Nhiệm kỳ của Akio Toyoda hiện tại đã dài gấp đôi những gì ta thường thấy trong làng xe Nhật, dù vậy ông vẫn sẽ tại vị đến ít nhất Olympics mùa hè 2020 tổ chức ở Tokyo. Toyota là nhà tài trợ hàng đầu cho sự kiện đó và mong muốn nhân dịp này quảng bá hình ảnh mình cho bạn bè quốc tế như một đại gia công nghệ sừng sỏ.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 4.

Nhưng thực chất, ý nghĩ tìm người kế nhiệm phù hợp đã xuất hiện trong đầu Akio ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức, dù vậy đã gần 10 năm trôi qua và ông "nhận ra tìm ra được một người như vậy thật quá khó khăn" theo chia sẻ với tờ Automotive News.

Osamu dự đoán Akio sẽ buộc phải tìm kiếm một CEO tạm thời để điều hành Toyota cho đến khi con trai Daisuke, hiện nay 31 tuổi, đủ kinh nghiệm dẫn dắt thế lực khổng lồ này. Đây cũng là hướng đi đã được những người tiền nhiệm trước Akio áp dụng.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 5.
Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 6.

Thông tin về Daisuke không được công khai nhiều. Mọi người biết ông cũng thích lái xe như cha, cũng học đại học Keio danh giá như cha và sau đó cũng được đào tạo ở đại học Babson, Massachusetts, Mỹ vốn nổi tiếng với khả năng đào tạo "con ông cháu cha" tiếp quản việc kinh doanh gia đình. Ông tham gia Toyota vào năm 2016 và từ 2018 tới nay làm việc ở Viện nghiên cứu Toyota – phân nhánh phụ trách xe tự lái và trí thông minh nhân tạo nằm ở Tokyo. Ông nói tiếng Anh lưu loát, thành thục như nói tiếng Nhật.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 7.

Phải rơi vào hoàn cảnh như Akio và Daisuke, chúng ta có lẽ mới hiểu rõ được dòng máu Toyoda cũng đặt nặng áp lực lên họ như thế nào. "Mọi người luôn bảo tôi không bao giờ nên nói về gia đình. Họ cứ làm như tôi được quyền lựa chọn sinh ra trong gia đình nào vậy, đó quả thật là một nỗi đau đầu khó giải quyết tồn tại hết năm này qua năm khác", Akio cho biết.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 8.

Đến năm 2017, áp lực tạo ra do "di sản Toyoda" lên tới đỉnh điểm. Xe tự lái, điện hóa, các đối thủ bất ngờ tới từ Trung Quốc hay thung lũng Silicon… tất cả đều bủa vây Akio. Với tính cách của mình, đương nhiên ông đứng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, phá bỏ mọi rào cản quanh mình để chứng minh thực lực bản thân.

"Có lẽ bạn đã từng nghe đến câu nói rằng kinh doanh đến đời thứ 3 thì hỏng, đó là câu nói tôi đã nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần trong suốt cuộc đời mình. Tôi ở đây để chứng minh điều đó là SAI!", ông từng chia sẻ tại một buổi gặp mặt các nhà đầu tư tổ chức ở tổng hành dinh Toyota Bắc Mỹ tạ Texas tháng 9 năm đó.

Kể từ đó đến nay, "chứng minh điều đó là sai" đã trở thành kim chỉ nam của Toyoda. Tính cách ông cũng thay đổi hoặc trở về đúng bản ngã, không còn kín tiếng như bố và ông mình trước đó.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 9.

Lấy ví dụ từ sự kiện ngoài lề We Love Cars tại triển lãm Tokyo 2017. Cuộc trò chuyện theo phong cách talk show xoay quanh mọi thứ liên quan tới Akio. Toàn bộ các dòng xe ông từng sử dụng trên đường đua đều góp mặt từ Lexus LFA, Toyota Altezza cho tới chiếc Toyota 86 Gazoo Racing đen – đỏ – trắng đặc trưng của đội đua GR.

Sân khấu được tái tạo đúng 100% quán bar Đức tại Dorint am Nurburgring Hocheifel – khách sạn mà Akio Toyoda từng ở khi tham dự giải đua 24 giờ tại Nurburgring. Đúng giờ, ông xuất hiện trên chiếc xe đầu tiên mình sở hữu là Corolla 1600 GT 1970. Hành động sau đó của ông còn khiến toàn bộ người hâm mộ ở đó bàng hoàng hơn khi biểu diễn vài vòng doughnut ở bãi gửi xe.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 10.

Thật khó để tin được CEO của một tập đoàn ô tô hàng đầu như Akio lại có màn trình diễn như vậy nhưng với những người có mặt lúc đó và cả những fan hâm mộ toàn cầu biết tới sự việc trên, đó là minh chứng tiêu biểu làm họ tin tưởng rằng Akio có thể làm được việc mà mình đã tuyên bố, đó là mang những chiếc xe có trải nghiệm lái phấn khích nhất quay lại với khách hàng Toyota.

Trong suốt những thập kỷ vừa qua, "bền bỉ nhưng nhàm chán" có lẽ đã trở thành cụm từ được sử dụng để mô tả nhiều nhất. Trách nhiệm của Akio tự đặt ra cho mình là thay đổi điều đó.

Các lãnh đạo Toyota cũ cũng thường có xu hướng dẫn dắt từ phía sau cánh gà. Vị trí của Akio Toyoda tự chọn cho mình là trên sân khấu, nơi ông thể hiện được rõ bản thân mình nhất, mong muốn mình nhất.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 11.

Nói thì dễ hơn làm. Akio cần thay đổi bộ mặt của tập đoàn mà không làm ảnh hưởng tới 370.000 nhân viên trên toàn cầu hiện tại, không bỏ phí công sức của những người đi trước để lại một Toyota hoành tráng như hiện nay – một công việc cực kỳ, cực kỳ áp lực khi biết rằng ông không có khả năng kiểm soát tài chính của cả tập đoàn như những người đi trước.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 12.

Các thế lực khác của làng xe toàn cầu như gia tộc Quandt (BMW), Ford (Ford) và Porsche (Volkswagen) đều có cổ phần khá lớn trong công ty đủ để hợp pháp hóa ảnh hưởng của họ. Nhà Toyoda thì không. Thay vào đó, họ sử dụng tài năng của mình để nắm lấy các vị trí lãnh đạo trong các công ty thuộc tập đoàn Toyota chẳng hạn như Aisin Seiki, Toyota Industries hay Toyota Boshoku.

Một cấu trúc đa quyền phức tạp (lãnh đạo công ty A kiêm nhiệm vị trí khác ở công ty khác) cũng giúp khuếch trương thế lực nhà Toyoda. Tất cả mọi biện pháp có thể để thay thế cấu trúc nắm quyền bằng cổ phần. Shoichiro lẫn Akio Toyoda chỉ nắm vẻn vẹn chưa đến 1% cổ phần Toyota Motor chứ chưa bàn đến cả tập đoàn.

Về phần "chất" của người nhà Toyoda, đương nhiên họ leo lên vị trí của mình bằng thực lực, nếu không cổ đông có tiếng nói ắt hẳn đã "đá" văng họ khỏi ghế của mình từ lâu. Đây chính là chi tiết tạo áp lực lớn nhất lên các lãnh đạo Toyoda mà nhiều người ngoài ắt hẳn không biết.

Cha truyền, con nối nhưng đời cháu nhà sáng lập Toyota đã giấu nhẹm thân thế để lột xác hãng xe Nhật như thế nào? - Ảnh 13.

"Vị trí của họ (các cổ đông "chính" – những người không mua đi bán lại cổ phần để kiếm lời nhanh) được đảm bảo còn tôi thì không. Tôi luôn phải làm việc để chắn chắn rằng các cổ đông, các nhà đầu tư, các nhân viên, các khách hàng, các nhà cung ứng và mọi người liên quan cảm thấy hạnh phúc vì tôi đang đảm nhiệm cương vị này", Akio chia sẻ.

Biết được điều đó, ông đang cố gắng tạo dựng một nền tảng tốt nhất cho người đến sau.

"Tôi mất một phần ba thời gian đầu tại vị để đối phó với khủng hoảng kinh tế và giá dầu tăng cao, một phần ba giữa để hoàn chỉnh và chỉnh đốn lại tập đoàn. Chỉ có đúng một phần ba cuối ngắn ngủi là được sử dụng để tái cấu trúc Toyota, giúp chúng tôi sẵn sàng đương đầu với những thách thức của tương lai như xe điện, xe tự lái và công nghệ kết nối trên ô tô", ông thẳng thắn thừa nhận và cho biết mình đã nhìn ra Toyota cần thay đổi từ 10 năm trước nhưng điều kiện không cho phép.

Giờ, ông muốn để lại một sân chơi nơi người kế nhiệm không xuất phát từ vạch đích nhưng ít nhất đã có thể nước rút tới tương lai ngay từ giai đoạn đầu thay vì phải đi loanh quanh loại bỏ những chướng ngại vật trên đường đi.

Theo Quang Phong

Cùng chuyên mục
XEM