Cha của Malala, người trẻ tuổi nhất nhận Nobel hòa bình, chia sẻ cách nuôi dạy một đứa trẻ quả cảm và không bao giờ chùn bước

11/05/2019 15:00 PM | Xã hội

"Nếu bạn muốn những đứa con của mình không chùn bước trước khó khăn mà luôn dũng cảm đối mặt, hãy luôn khuyến khích chúng bày tỏ nhiều hơn, nhất là ở những nơi đông người. Việc này cần phải được đảm bảo thường xuyên và càng thực hiện sớm càng tốt.", ông nói.

Người kể câu chuyện này, Carmine Gallo là tác giả của cuốn sách: Five Stars, The Communication Secrets to Get from Good to Great. Ông là một nhà diễn giả, thầy giáo tại Harvard và cũng là người đã viết "Talk like Ted" và "The Storyteller’s Secret".

Cha của Malala, người trẻ tuổi nhất nhận Nobel hòa bình, chia sẻ cách nuôi dạy một đứa trẻ quả cảm và không bao giờ chùn bước - Ảnh 1.

Carmine Gallo

Malala Yousafzai không chỉ là một cô bé bình thường. Dù chỉ 11 tuổi, em có thể truyền thông điệp đấu tranh cho quyền lợi của những bé gái về học hành đến rất nhiều người bằng những bài diễn thuyết đầy thuyết phục. Sáu năm trước, em được nhận Nobel về hòa bình, trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng này.

Cha của Malala, Ziauddin, người đã luôn ủng hộ cô bé có thể lan tỏa được suy nghĩ của mình. "Bố giúp tôi nhận ra rằng những điều tôi nói ra có sức lan tỏa rất mạnh mẽ,"Malala viết trong lời tựa của cuốn sách được viết bởi cha cô bé, Let Her Fly: "Nhờ đó tôi biết cách kể câu chuyện của đời mình và nói ra được suy nghĩ bản thân."

Cha của Malala, người trẻ tuổi nhất nhận Nobel hòa bình, chia sẻ cách nuôi dạy một đứa trẻ quả cảm và không bao giờ chùn bước - Ảnh 2.

Malala Yousafzai và bố

 Tôi đã có thời gian nói chuyện với Ziauddin gần đây khi đến tham gia Hội chợ sách quốc tế ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tại đây, chúng tôi được mời để nói chuyện với những người yêu đọc sách và những tổ chức giáo dục ở địa phương. "Học những kĩ năng giao tiếp là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ ai để trở thành một nhà lãnh đạo quả cảm tạo ra những thay đổi lớn cho xã hội.", Ziauddin nói với tôi. Và việc ươm mầm cho kĩ năng này cần bắt đầu ngay từ gia đình mỗi đứa trẻ.

Gia đình Malala có truyền thống là những nhà diễn thuyết giỏi.

Ông của Malala là một nhà hùng biện nhiệt huyết, một nhà học giả tôn giáo, người có những bài diễn thuyết với tầm nhìn rộng lớn. Ziauddin nói với tôi rằng ông ấy muốn trở thành một nhà diễn giả vĩ đại như bố mình vậy. Nhưng thật không may, từ lúc 4 tuổi, ông có những trở ngại về khả năng nói chuyện. Bằng cách biến khuyết điểm thành ưu điểm, cha ông đã hướng dẫn ông cách để khắc phục và luyện tập để giọng nói được cải thiện nhiều hơn: Cách hữu hiệu nhất chính là hãy luyện tập và luyện tập mỗi ngày.

Những trường học ở Pakistan thưởng tổ chức những cuộc thi diễn thuyết, ông đăng ký tham gia từ khi chỉ mới 13 tuổi. Ông đầu tư rất nhiều thời gian để tập nói chuyện trước người khác và tạo ra những bài thuyết trình hay nhất. Và quả ngọt đã đến. Bài phát biểu của ông khi đó ngày càng hoàn thiện hơn, đến mức giáo viên nói ông: "Em chính là người truyền nhiệt huyết cho tất cả mọi người!"

"Nhiều năm sau đó những bài thuyết trình của tôi trở thành vũ khí chống lại Taliban", ông nhớ lại. "Có thể những bài diễn thuyết của tôi chưa thực sự nhuần nhuyễn, nhưng tôi tự tin với nó."

Ziauddin sau đó truyền lại tinh thần nhiệt huyết đó cho con gái mình, Malala. Ông ấn tượng với kết quả, khi mà cô con gái nhỏ của mình có thể mạnh mẽ chống lại sự soi mói và những khó khăn khi là người của công chúng. "Con bé vẫn luôn trong sáng, đáng quý và rất giàu tình cảm. Sự bình tĩnh của con bé thật đáng kinh ngạc, ngay cả khi nó phải phát biểu trước các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới.", ông nói.

Không kể trai gái, phương pháp chung nào để khiến những đứa trẻ, trở nên không sợ hãi và tự tin? Ziauddin tin rằng những lời khen ngợi đúng lúc sẽ phát huy tác dụng.

"Tôi khiến con bé tin rằng nó chính là người hiểu biết nhất trên thế giới," ông viết. "Khi Malala làm điều tốt, tôi khen ngợi con bé. Khi nó hoàn thành một dự án ở trường, tôi tán dương con bé. Mỗi khi con bé có những ý kiến tốt, tôi cũng ghi nhận nó." Do vậy mà khi lớn lên, Malala cảm thấy tự tin khi nói ra những điều mình nghĩ là đúng. "Cả khi diễn đạt suy nghĩ của mình trước mặt những cậu bé khác, nó bị chế nhạo và phân biệt đối xử, nhưng Malala con bé có thể phớt lờ nó bởi nó tin bài thuyết trình của nó có thể chạm đến trái tim của mọi người."

Nếu bố mẹ không tạo cho con mình không gian để tự phát triển sự tự tin của bản thân, đó sẽ là trở ngại để chúng phát hiện ra những tiềm năng của bản thân mình.

Tên của Malala được đặt tên theo Malalai, một chiến binh nữ người Pashtin đã chết khi đấu tranh cho lí tưởng của mình. Ziauddin tất nhiên không muốn Malalai phải đối mặt với những điều bạo lực, tuy nhiên ông đặt tên cô bé như vậy vì Malalai là người phụ nữ đầu tiên trong nền văn hóa của họ dám khẳng định năng lực cũng như lý tưởng của riêng mình.

Malala lớn lên trong xã hội mà trẻ em gái không được đến trường và phải lấy chồng từ khi còn rất nhỏ. Ziauddin đã phá vỡ quy tắc đó. "Tôi tin vào những gì con bé làm và muốn dành những điều tốt nhất cho nó. Thay vì bắt ép nó phải theo quy định lạc hậu, tôi tin rằng mình đang tạo những điều kiện tốt nhất. Tôi tin Malala sẽ thay đổi thế giới này. Nó được sinh ra để tỏa sáng."

Hôm nay, là đồng chủ tịch của Qũy Malala, Ziauddin và Malala là đại diện của hơn 130 triệu đứa bé gái bị tước quyền được giáo dục.

Lời kết từ tác giả: Tôi thấy được những sự tiến bộ, những bước tiến mới của xã hội nhờ những thay đổi đến từ trái tim và tâm hồn. Nếu bạn muốn những đứa con của mình không chùn bước trước khó khăn mà luôn dũng cảm đối mặt, hãy luôn khuyến khích chúng bày tỏ suy nghĩ của mình nhiều hơn, nhất là ở những nơi đông người. Việc này cần phải được đảm bảo thường xuyên và càng thực hiện sớm càng tốt. Chúng sẽ lớn lên với sự tự tin rằng mình đủ khả năng để làm những điều to lớn trong tương lai.

MMM

Cùng chuyên mục
XEM