CEO Uber toàn cầu: Sau các thương vụ ở Trung Quốc (2016) và Nga (2017), vụ bán lại cho Grab (2018) sẽ là lần cuối cùng chúng tôi tháo chạy

27/03/2018 11:34 AM | Kinh doanh

Ông Khosrowshahi tuyên bố rằng những thương vụ 'exit' đã là đủ với Uber. Hơn nữa, các thương vụ 'exit' đổi lại cổ phần cũng là cách để Uber đặt bàn tay đến những thị trường mà mình vắng mặt thông qua những kẻ độc quyền ở địa phương.

Nhiều người cho rằng các thương vụ bán lại thị trường của Uber đều nhằm mục đích giúp cho gã khổng lồ này cơ cấu lại bộ máy hoạt động một cách tốt hơn. 

Vì thế, sau 3 lần rút khỏi Trung Quốc năm 2016, Nga năm 2017 và mới đây là Đông Nam Á năm 2018, ông Khosrowshahi tuyên bố rằng, những thương vụ 'exit' đã là đủ với Uber. Điều đó có nghĩa là thỏa thuận sáp nhập với Grab mới đây tại Đông Nam Á sẽ là lần cuối cùng Uber chọn con đường rút chạy. 

Đó cũng là những gì mà vị CEO của startup công nghệ được định giá lớn nhất trong lịch sử tới lúc này đã nói với nhân viên của mình. 

Đối với dư luận, một câu hỏi tự nhiên được đặt ra sau 3 lần Uber thoái lui trong 3 năm liên tiếp là phải chăng dưới quyền của vị CEO mới lên thay Travis Kalanick, có phải việc rút quân, bán lại công ty và đổi lấy cổ phần ở các đối thủ địa phương có tiềm năng trở thành kẻ độc quyền ở thị trường đó đã trở thành một chiến lược chung. Và câu trả lời là không.

CEO Khosrowshahi giải thích như thế này về các quyết định rút quân của mình. Ông nêu ra một trong những nguy cơ tiềm ẩn của chiến lược toàn cầu Uber đang thực hiện chính là vấn đề công ty này đã phải chiến đấu trên quá nhiều các mặt trận và với quá nhiều các đối thủ cạnh tranh. 

Vì thế, các thỏa thận sáp nhập, mà mới đây nhất là thỏa thuận với Grab để trở thành chỉ một Grab, "giúp đặt chúng tôi vào vị trí có thể hoạt động với tập trung cao nhất vào các thị trường chính. Với những phần công ty đã bán đi ở các thị trường, những thương vụ này mang lại cho chúng tôi những cổ phần đầy giá trị, cũng như rất quan trọng tại các công ty có mô hình tương tự nhưng hoạt động tại các thị trường mà chúng tôi vắng mặt" - CEO Khosrowshahi nói.

CEO Uber toàn cầu: Sau các thương vụ ở Trung Quốc (2016) và Nga (2017), vụ bán lại cho Grab (2018) sẽ là lần cuối cùng chúng tôi tháo chạy - Ảnh 1.

Uber, Grab về một nhà

Sau thương vụ với Grab, và để thể hiện rằng Uber sẽ hoạt động tập trung hơn, CEO Uber nói rằng ông dự định sẽ phát triển Uber một cách thuần khiết thông qua "xây dựng một sản phẩm, dịch vụ và công nghệ tốt nhất trên thế giới".

Nói thêm về việc Uber sáp nhập với Grab ở Đông Nam Á, dư luận cũng cho rằng thương vụ này đến là do những áp lực từ phía nhà đầu tư Uber - Tập đoàn SoftBank. 

Lần rót tiền gần nhất của SoftBank vào Uber là vào hồi tháng 1. Sau nhiều năm đốt tiền mà chưa ra nhiều lợi nhuận, SoftBank có thể đã muốn Uber tập trung vào những thị trường mang lại sự ổn định về tài chính nhiều hơn. 

Chính từ đây, đã có ngày càng nhiều hơn các dự đoán về khả năng Uber sẽ hợp nhất với những đối thủ địa phương ở các thị trường mới nổi - nơi mà một mô hình gọi xe qua ứng dụng như Uber phải tiêu tốn quá nhiều tiền và tốn nhiều thời gian hơn để đi vào ổn định hơn so với châu Âu hay Mỹ. 

Hơn nữa, SoftBank cũng đồng thời là tay đầu tư chống lưng chính những đối thủ địa phương nói trên: Grab ở Đông Nam Á hay Ola tại Ấn Độ. Vì thế, những thương vụ sáp nhập đã diễn ra càng được nhanh chóng hơn.

Điều đáng ngạc nhiên là chỉ vài tuần trước, Khosrowshahi vẫn còn nói rằng Uber sẽ đầu tư để cạnh tranh gay gắt ở Đông Nam Á. Thế nhưng giờ đây, một thỏa thuận sáp nhập đã được công bố bởi chính Uber.

Giờ đây, thời gian sẽ trả lời xem liệu quyết định của SoftBank và những người tham gia vụ sát nhập là đúng đắn, hay là một lời từ chối thương vụ này mới là điều khôn ngoan.

Việc từ chối các giao dịch trong tương lai này sẽ đúng hay không, hoặc liệu SoftBank và những người khác muốn hợp nhất sẽ đổ chuông hay không.

Nhất Hạnh

Cùng chuyên mục
XEM