CEO Trạm Bảo Trì Đồ Gia Dụng: làm thợ có thể kiếm tiền tỷ/ mùa hè

09/02/2017 15:30 PM | Kinh doanh

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế (Quốc hội) 6 tháng đầu năm 2016: Việt Nam hiện đang có khoảng 190,9 nghìn người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên, 118,9 nghìn người có trình độ cao đẳng, chuyên nghiệp… Đây là tín hiệu đáng báo động cho tình trạng lãng phí chất xám và là hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục và toàn xã hội.

Nếu làm thợ giỏi và hiểu biết thị trường, kiếm 1 tỉ một mùa hè không khó”.

Ai cũng thích làm thầy, lấy đâu người làm thợ?

Việt Nam hiện là quốc gia đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng với thế giới, nhu cầu lao động ở những ngành công nghệ và kỹ thuật đang ở mức cao, đặc biệt là lao động trực tiếp có tay nghề cao. Trong khi tỷ lệ sinh viên ở các bậc cao học, đại học ở nhóm ngành kinh tế và kỹ thuật hàn lâm đang rất lớn thì những nhóm ngành kỹ thuật trung cấp, sơ cấp hiện đang cần rất nhiều nhân lực lại thiếu hụt trầm trọng. Chúng ta đang đào tạo nhân lực theo hình tháp ngược và hoàn toàn trái với nhu cầu thực tế của xã hội.

Nguyên nhân của thực trạng này là sự kì vọng của bản thân người học và gia đình, tư tưởng “chỉ mong làm thầy chứ không muốn làm thợ”. Song song với đó là việc chạy đua thành tích và những chuẩn mực “ảo”. Chỉ vì theo đuổi những cái danh hão, nhiều bạn trẻ đâm đơn vào một trường đại học bất kỳ mà hoàn toàn không vì đam mê hay bất cứ mục tiêu nghề nghiệp nào. Họ chỉ muốn có được cái mác sinh viên, mặc dù có thể biết rõ khi ra trường sẽ không theo đuổi ngành nghề này.

Khi làm thợ “hot” hơn làm thầy

Thất nghiệp, làm việc trái ngành nghề với số lương ít ỏi là điều mà chính những em học sinh năm nao phải nhận lấy vì lựa chọn thiếu cân nhắc của mình. Có một thời gian, trên nhiều trang báo xuất hiện câu chuyện về một người thợ điện lạnh có thu nhập 5 triệu đồng/ngày, đánh động rất lớn đến nhận thức chung của toàn xã hội.

Làm thợ hay làm thầy đều là những nghề nghiệp xứng đáng nhận được sự tôn trọng như nhau.

Chúng ta đã nói rất nhiều đến việc tôn trọng, không phân biệt ngành nghề, chỉ cần đó là những nghề nghiệp chân chính, cống hiến cho cộng đồng. Chúng ta tôn vinh những câu chuyện không phân biệt ngành nghề sang – hèn ở các quốc gia phát triển như Nhật Bản, tuy nhiên vấn đề cấp bách ngay trong nội tại đất nước mình lại còn nhiều bỏ ngỏ. Đã đến lúc truyền thông cần kể nhiều hơn những tấm gương “làm thợ” cũng tự hào, hãnh diện, thu nhập tốt, thậm chí còn hơn cả “làm thầy” để góp phần xóa đi những định kiến lỗi thời đã ăn sâu vào trong tâm thức nhiều lớp người.

“Nếu làm thợ giỏi và hiểu biết thị trường, kiếm 1 tỉ một mùa hè không khó” – Đó là phát biểu của anh Nguyễn Quang – CEO Trạm Bảo Trì Đồ Gia Dụng. “Nếu bạn có tay nghề cao, khách hàng sẽ tự truyền thông cho bạn và tự nguyện gắn bó với doanh nghiệp bạn suốt đời. Chẳng cần làm gì, chỉ cần tích lũy khách hàng theo năm tháng, bạn cũng đã có cơ nghiệp hàng trăm triệu rồi. Xã hội hiện đại cung cấp những nền tảng công nghệ không thể tuyệt vời hơn và đó chính là đòn bẩy doanh thu cho bạn như Google, Facebook…”

Anh còn cho biết thêm: “Mùa hè vừa rồi công ty tôi chạy chiến dịch bảo trì toàn bộ các thiết bị gia dụng 2 lần/năm với chi phí dưới 1 triệu đồng. Chỉ trong 1 ngày có tới hàng nghìn khách quan tâm và hàng chục khách kí hợp đồng. Vì số lượng kỹ thuật viên có hạn lại đúng dịp nóng cao điểm nên tôi phải dập chiến dịch. Nếu có sự chuẩn bị tốt, không chỉ 1 tỉ doanh thu mà vài tỉ 1 mùa hè cũng tính toán được. Chúng tôi cũng đã hợp tác với Rada – Một ứng dụng sửa chữa gia dụng của Việt Nam để tiếp cận khách hàng dễ dàng nhất trong thời đại số.”

Hiểu được bản chất của kinh doanh là bán cái thị trường cần, các bạn trẻ cần sáng suốt hơn trong việc chọn ngành nghề. Vỏ bọc của cái danh không đồng nghĩa với việc đem lại cho bạn những cơ hội nghề nghiệp và thu nhập tốt. Hãy biết cập nhật và hiểu luật chơi, tin rằng thế hệ trẻ tương lai sẽ không chỉ giúp cho bản thân mình thành đạt mà còn góp phần thúc đẩy Việt Nam vươn lên vị thế cao hơn trên trường quốc tế.

A.D

Cùng chuyên mục
XEM