CĐV nữ bị pháo bắn trúng: Bỏng cực nặng vì hóa chất, phải phẫu thuật 2 lần

12/09/2019 09:14 AM | Xã hội

Theo thông tin từ bệnh viện Xanh Pôn, CĐV nữ bị pháo bắn trúng trong trận đấu giữa Hà Nội FC vs Nam Định sẽ phải phẫu thuật 2 lần. Đây là vết bỏng rất nặng do chất hóa học có trong quả pháo, chứ không chỉ đơn giản là vết bỏng thông thường

Cận cảnh quả pháo sáng bắn từ khán đài B14 của CĐV Nam Định sang khán đài A làm một CĐV nữ bị bỏng nặng.

Lãnh đạo CLB và Duy Mạnh đại diện cho cầu thủ Hà Nội FC đã có mặt ngay tại bệnh viện để thăm chị Tô Huyền Anh - nạn nhân đang công tác tại báo Nhi Đồng.

Theo thông tin từ bệnh viện Xanh Pôn, CĐV nữ bị pháo bắn trúng trong trận đấu giữa Hà Nội FC vs Nam Định sẽ phải phẫu thuật 2 lần. Đây là vết bỏng rất nặng do chất hóa học có trong quả pháo, chứ không chỉ đơn giản là vết bỏng thông thường. 

CĐV nữ bị pháo bắn trúng: Bỏng cực nặng vì hóa chất, phải phẫu thuật 2 lần - Ảnh 2.

Chị Tô Huyền Anh đang được cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: Hiếu Lương


Cận cảnh quả pháo sáng bắn từ khán đài B14 của CĐV Nam Định sang khán đài A làm một CĐV nữ bị bỏng nặng


Nữ CĐV bị bỏng vì pháo sáng trong trận đại chiến giữa Hà Nội FC và Nam Định FC  

Trận đấu giữa Hà Nội FC và Nam Định tối 11/09 diễn ra vô cùng nóng bỏng. Cổ động viên hai đội tạo nên một bầu không khí rực lửa trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, sự quá khích của cổ động viên Nam Định đã khiến trận đấu bị gián đoạn rất nhiều lần vì pháo sáng, pháo dù, pháo hiệu...

Tình huống đáng chú ý nhất là sự việc diễn ra ở phút 55. Một quả pháo hiệu bất ngờ được bắn từ khu vực cổ động viên Nam Định sang bên phía khán đài A sân Hàng Đẫy, khiến một cổ động viên nữ tại khu vực này bị bỏng nặng. Cô gái bị pháo bắn trúng mất nhiều máu, liên tục hô hoán sự giúp đỡ. Sự việc diễn ra khiến những người xung quanh cũng vô cùng hoảng sợ.

Pháo sáng tín hiệu dù (gọi tắt là pháo hiệu hoặc pháo dù) là loại pháo dùng để thông báo tín hiệu hoặc làm đuốc cứu sinh, đuốc tín hiệu. Pháo hiệu khi sử dụng có thuốc phóng để bắn pháo đi xa nhằm thông báo cho việc cứu hộ, cứu nạn và an toàn hàng hải.

Pháo này có 2 phần: phần thuốc phóng để đẩy quả pháo đi, và phần cháy sáng đỏ tạo ra nhiệt độ cao hàng nghìn độ như pháo sáng để gây sự chú ý, làm tín hiệu.


Đây là lý do vì sao pháo sáng bị cấm ở các sân vận động.

Theo Hiếu Lương

Cùng chuyên mục
XEM