Xe Hàn đánh bại xe Nhật như thế nào?

08/07/2015 10:01 AM | Kinh doanh

Nguyên nhân mà Hyundai và Kia vượt qua ngành ô tô Nhật bản, xét về mặt chất lượng, có thể do 3 yếu tố sau.

Robot hàn khung xe trong dây truyền sản xuất tại nhà máy Hyundai Motor tại Asan, Hàn Quốc

Tuần trước, thành tích của Hyundai và Kia đã chính thức được công nhận: Ô tô Hàn Quốc đã làm lu mờ ô tô Nhật Bản về chất lượng. J.D. Power đánh giá các thương hiệu sản xuất hàng loạt top đầu về tiêu chí chất lượng, Kia chỉ đứng sau Porsche ở vị trí số 1, Hyundai đứng ở vị trí số 4 sau Jaguar. Porsche và Jaguar đều là những thương hiệu sang trọng.

Đối với hai hãng anh em này, đây là một ghi nhận thành quả ngọt ngào; nhưng tin này không gây sốc đối với những đối thủ cạnh tranh và những nhà phân tích luôn dõi theo sự tiến bộ vững chắc của họ trong suốt một thập kỷ. Chiến lược Hyundai và Kia sử dụng để đi tắt đón đầu những thương hiệu Nhật bản như Toyota, hay thương hiệu Đức như Mercedes-Benz chứng tỏ chúng không chỉ đơn giản, cực kỳ hiệu quả, mà còn ít nhiều rất rõ ràng, minh bạch đối với những người quan tâm.

Nguyên nhân mà chất lượng của Hyundai và Kia vượt qua ô tô Nhật bản có thể do 3 yếu tố sau. Yếu tố quan trọng nhất đó là sự cam kết về chất lượng. Hyundai, hãng sở hữu hai nhãn hiệu tại Hàn Quốc, nhận ra rằng không thể thành công trên đất Mỹ nếu chất lượng kém và không có nhiều cải tiến. Năm 1998, Hyundai ban hành một chỉ thị nội bộ nhất quán, đặt chất lượng lên hàng đầu.

“Họ bắt đầu đo lường, đánh giá các tiêu chí khắt khe về chất lượng, và tất cả mọi việc công ty làm”, theo John Krafcik, chủ tịch TrueCar chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. Krafcik gia nhập Hyundai năm 2004, giữ vị trí Giám đốc Điều hành tại Mỹ tới năm 2013.

Don Southerton là một chuyên gia người Mỹ về văn hoá Hàn Quốc và là nhà tư vấn cho Hyundai và Kia. Ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng, “cả hai công ty đều kiên định với cam kết về chất lượng trong suốt những năm qua, họ tin tưởng rằng nhất định sẽ gặt hái được những thành quả như ngày hôm nay”.

Trước khi phát hành mẫu sedan cỡ trung Sonata mới, sản xuất tại Alabama, mẫu xe đang cạnh tranh trực tiếp với Toyota Camry và Ford Fusion; các kỹ sư “đã tháo ra hết lần này tới lần khác cho tới khi họ hài lòng rằng đã phát hiện ra mọi trục trặc, sai sót tiềm ẩn”, Southerton nói.

Hyundai Excel, mẫu ô tô nhỏ nhập từ Hàn Quốc giá rẻ 10.000 USD/chiếc, đánh dấu sự thành lập của hãng vào những năm 1990 chuyên sản xuất phương tiện rẻ tiền. Thu hồi, khiếu nại và đánh giá thấp của khách hàng đã buộc hãng phải cung cấp gói bảo hành 10 năm hoặc 100.000 dặm đường vào năm 1998, trở thành hãng hào phóng nhất ngành xe hơi.

Southerton nói “Công ty Hàn Quốc những ngày đó chỉ quan tâm số lượng xe có thể bán được. Mô hình bắt đầu thay đổi vào những năm 1990, khi ngành công nghiệp Hàn Quốc chứng kiến những thành công mà Samsung gặt hái được nhờ cải tiến chất lượng”.

Một yếu tố không kém phần quan trọng là Chung Moong-koo trở thành giám đốc điều hành mới và rất được tôn kính của Hyundai. Chung là con trai một gia đình nông dân, sửa chữa xe tải cho Quân đội Mỹ khi còn trẻ và vươn lên trở thành chủ tịch, giám đốc điều hành của Hyundai Motor, Kia Motors vào năm 2000.

Cấp dưới luôn luôn chấp hành nghiêm túc các mệnh lệnh là tiêu chuẩn biểu hiện quyền lực của Chung: mọi mệnh lệnh, ý tưởng được triển khai nhanh chóng, tỉ mỉ và không hoài nghi.

Ngoài ra, Krafcik nói “Hyundai luôn luôn cởi mở cho mọi người phê phán hay đóng góp ý tưởng. Đôi khi các kỹ sư tại nhà máy phản đối các phản hồi của khách hàng”.

Cuối cùng, yếu tố thứ ba là hãng chấp nhận rằng thiết kế xe của họ không được bắt mắt.

Năm 2006, nhiều nhà đánh giá Mỹ cho rằng xe của họ nhìn rất kỳ quái và xấu. Hyundai đã câu kéo được Peter Schreyer, nhà thiết kế nổi tiếng với mẫu xe thể thao đình đám Audi TT Coupe của Audi. Ngay lập tức, đánh giá về sản phẩm được cải thiện. Dưới sự dẫn dắt của Peter, model Kia Soul và nhiều model khác đã ra đời. Đầu tháng này, Hyundai đã thuê Luc Donckerwolke, một nhà thiết kế khác của Audi, về kế nhiệm Schreyer sắp nghỉ hưu trong 2 năm tới.

Vũ Khắc Thành

Cùng chuyên mục
XEM