Việt Nam học được gì từ cách kinh doanh tàu điện ngầm ở Hong Kong?

31/03/2015 17:31 PM | Kinh doanh

Công ty điều hành hệ thống tàu điện ngầm tại Hong Kong đạt doanh thu 5,2 tỷ USD vào năm ngoái với mức lợi nhuận 2 tỷ USD.

Hệ thống tàu điện ngầm tại Hong Kong là bộ mặt của Mas Transit Railway (MTR) – một công ty niêm yết đạt doanh thu 5,2 tỷ USD vào năm ngoái.

Với 2 tỷ USD lợi nhuận hàng năm, công ty điều hành hệ thống tàu điện ngầm MTR của Hong Kong được cho là trường hợp khác thường trên thế giới. Ví dụ điển hình là tàu điện ngầm tại New York. Do phải chịu sự thiếu hụt vốn lớn nên công ty điều hành cho biết sẽ phải dành gần 2,5 tỷ USD trong năm 2015 để trả nợ.

Vậy làm cách nào hệ thống tàu điện và xe bus của Hong Kong lại tạo ra lợi nhuận đáng kinh ngạc tới vậy?

Đầu tiên, đây là một hệ thống tàu điện ấn tượng. Với hơn 5 triệu người di chuyển hàng ngày, MTR vẫn tự hào có tỷ lệ đúng giờ tới 99,9%. Dù có mức giá vé rẻ khét tiếng (từ 0,5 USD đến 3 USD) nhưng công ty này vẫn có thể trang trải cho gần 175% chi phí điều hành hệ thống.

Tuy nhiên, lợi nhuận thật sự của công ty kiếm được từ một mảng kinh doanh ít được biết đến đó là bất động sản. Khoảng 50 khu bất động sản chính tại Hong Kong hiện thuộc sở hữu của MTR hoặc ít nhất do công ty này phát triển và quản lý. Trong đó bao gồm cả 2 tòa nhà cao nhất tại Hong Kong.

“Một vài người nói rằng đây thực chất là công ty bất động sản và tàu điện chỉ là mảng kinh doanh phụ của họ mà thôi”, Tim Hau – giáo sư tại trường Kinh tế và tài chính thuộc Đại học Hong Kong nói.

Công thức hoạt động của MTR là: MTR có mối quan hệ đặc biệt với chính quyền Hong Kong cũng như những cổ đông chính. Các nhà chức trách sẽ cung cấp đất miễn phí cho công ty này để điều hành hệ thống tàu điện. Sau đó, MTR được cho phép phát triển kinh doanh trên khu vực đó và vùng lân cận bến xe.

Chính vì vậy, MTR thường xây những trung tâm mua sắm ngay cạnh bến xe (hiện họ sở hữu 13 trung tâm mua sắm). Năm ngoái, mức thuê mặt bằng tại những khu vực này đã tăng trung bình 14%. Dưới mặt đất, mỗi điểm dừng của tàu điện ngầm đều có hàng hoạt cửa hàng bán lẻ. Và đương nhiên, giá thuê mặt bằng từ đây đều chảy về túi MTR hoặc ít nhất công ty này cũng đạt được thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận cùng các hãng bán lẻ.

Tại mỗi trạm dừng tàu điện ngầm bạn có thể tìm thấy mọi loại hình bán lẻ kể cả nhà hàng dim sum có chứng nhận sao Michelin.

Wong Sau Lan hiện đang quản lý một nhà hàng như vậy có tên gọi Tim Ho Wan trong 2 năm. Cô nói rằng vị trí cửa hàng gần trạm dừng tàu điện ngầm phục vụ lượng khách đông gấp đô so với những cửa hàng khác trên mặt đất.

Mô hình kinh doanh MTR như tại Hong Kong đang mở rộng ra nước ngoài. Công ty này cũng đang được ủy thác xây dựng mô hình như vậy tại Trung Quốc, Anh, Thụy Điển và Úc.

“Họ sẽ tới bất kỳ đâu nếu có lợi nhuận. Hiện không có nhiều đối thủ cạnh tranh với MTR trên thế giới”.

>> Mọi chi tiêu hàng ngày của người Hong Kong đều chảy về tay 5 ông trùm

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM