Ứng cử viên Tổng thống Mỹ lên kế hoạch chống lại mô hình của Uber

14/07/2015 21:57 PM | Kinh doanh

Ứng cử viên tranh cử vị trí tổng thống Mỹ dự kiến sẽ có bài phát biểu vào ngày mai. Và theo những thông tin bên lề, nó có vẻ không có lợi đối với những công ty như Uber.

Uber có khá nhiều rắc rối với luật pháp ở những nơi nó xuất hiện. Ngay cả ở "địa bàn" là Mỹ, Uber cũng chưa một ngày được bình yên với các tòa án. Sắp tới, có thể họ sẽ phải gặp một khó khăn còn lớn hơn thế: Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton.

Ngày mai, bà Clinton dự kiến sẽ có một bài phát biểu về chính sách kinh tế của mình trong chiến dịch tranh cử Tổng thống. Theo bản tóm tắt của Politico, bài phát biểu của bà dự kiến sẽ tập trung vào việc tăng thu nhập cho tầng lớp trung lưu trong xã hội.

Với bà Clinton, cùng với sự toàn cầu hóa và tự động hóa trên toàn cầu, nền kinh tế chia sẻ đang "âm mưu chống lại sự phát triển bền vững". Bản báo cáo cho biết bà lập luận rằng "Sự lựa chọn chính sách đã góp phần vào vấn đề này, và chính bà sẽ sửa chữa nó".

Theo lí giải của vị ứng cử viên Tổng thống này, những doanh nghiệp cung cấp công việc cho các người dân đang thiếu đi những lợi ích, cơ hội thăng tiến và sự đảm bảo một công việc toàn thời gian để có được sự bền vững. Trước đây, những công việc truyền thống như taxi có thể dựa vào thu nhập bền vững của họ để thực hiện đầu tư một ngôi nhà, một khoản trợ cấp để nuôi con cái ăn học và giúp họ tránh bị ảnh hưởng nếu một cuộc suy thoái kinh tế xảy ra.

Những lập luận này của bà Clinton có liên hệ mật thiết với các công ty cung cấp dịch vụ "chia sẻ" hiện nay, mà nổi bật nhất là Uber. Thay vì tìm kiếm các nhân sự làm việc toàn thời gian như taxi truyền thống, họ chỉ đưa ra các gói hợp tác và hỗ trợ các các tài xế trong mạng lưới của mình. Với nhiều người, đây là một cách làm giúp họ có thể thoải mái lựa chọn việc làm thêm theo giờ, nửa ngày hoặc thậm chí là cả ngày tùy theo nhu cầu và ý muốn của họ. Bù lại, họ sẽ không có sự ổn định như các công việc toàn thời gian truyền thống.

Trong thời gian gần đây, Uber vẫn đang phải đối mặt với những vụ kiện xoay quanh việc họ không công nhận những lái xe trong hệ thống là nhân viên của mình. Trong khi tòa án cố áp buộc điều đó, Uber chỉ cho rằng các tài xế là "đối tác" của mình trong việc tìm kiếm người đặt xe.

Giới công nghệ thường tỏ ra mệt mỏi trước sự chậm chạp của chính phủ trước tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp này. Người ta hy vọng bà Clinton sẽ không chỉ thúc đẩy một chính sách cứng nhắc theo kiểu "chỉ có làm việc toàn thời gian mới là tốt nhất". Để tránh được việc đó, bà Clinton có thể dành thời gian để lắng nghe tâm nguyện của chính những người lao động, cũng như làm việc với các công ty như Uber để tìm ra một tiếng nói chung cho các vấn đề này.

Một vấn đề khác cũng đáng chú ý không kém trong bài phát biểu của bà Clinton là sự chống lại các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và "chủ nghĩa tư bản theo quý". Điều này bắt nguồn từ việc các công ty công nghệ lớn hiện nay phải đưa ra các con số báo cáo doanh thu hàng quý để minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp.

Với các công ty công nghệ, họ không ưa gì những cuộc thống kê hàng quý này. Nó chỉ khiến họ phải quay cuồng với việc làm sao để có một chỉ số đẹp làm an lòng các nhà đầu tư, có một doanh số tốt để tranh giành thị trường chứ không giúp họ có một sự phát triển dài hơi trong tương lai.

Một sự thay đổi sâu sắc trong suy nghĩ của các nhà đầu tư và của chính phủ có thể giúp các công ty công nghệ lớn được giải phóng khỏi sự gò bó này và phát triển tốt hơn trong tương lai.

Cùng chuyên mục
XEM