Trở thành lãnh đạo được yêu mến tốt hơn là vị sếp khiến nhân viên phải e sợ?

18/12/2015 11:41 AM | Kinh doanh

Những nhà lãnh đạo hàng đầu đều có những thói quen chung: được yêu mến, giúp người khác hoàn thiện, không gây áp lực và phục vụ người khác.

Đã có rất nhiều bài viết về lãnh đạo như “làm thế nào để làm một lãnh đạo tốt”, “Điều gì tạo nên một lãnh đạo tồi và tại sao”... và mỗi bài viết lại có những quan điểm khác nhau.

Gần đây, các nghiên cứu về quản trị đã chuyển dần sang theo chiều hướng khoa học. Hiện tại, các nhà khoa học hành vi đã phát hiện ra một số những thói quen chung của những nhà lãnh đạo giỏi.

1. Họ được mọi người quý mến

Người xưa có câu “Khiến người khác sợ còn tốt hơn được người ta yêu mến” có lẽ đã không còn chính xác. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quan điểm này đã không còn hợp với thời đại ngày nay.

Trong thực tế, các nhà lãnh đạo có xu hướng được mọi người yêu mến. Một lãnh đạo tốt sẽ là động lực khiến nhân viên làm việc chăm chỉ, sáng tạo và hiệu quả hơn.

Tại sao? Bởi vì việc lãnh đạo cũng là xây dựng quan hệ. Cả sếp và nhân viên đều đang ở trong một mối quan hệ công việc. Nếu gặp phải một vị sếp khó ưa, bạn sẽ thường bị kéo vào các cảm xúc khó chịu, làm giảm hiệu suất làm việc.

Một nghiên cứu gần đây đã phân tích các đặc điểm của 51.836 nhà lãnh đạo và thấy rằng chỉ 27 trong số đó được đánh giá là khó ưa mà lãnh đạo vẫn hiệu quả. Điều này chỉ ra rằng, tỉ lệ một lãnh đạo không được yêu mến, mà vẫn lãnh đạo hiệu quả là xấp xỉ 1/ 2000.

2. Họ giúp người khác thành công

Lãnh đạo tương tự như chơi một môn thể thao đồng đội. Lãnh đạo chỉ giành chiến thắng khi những người xung quanh họ thành công.

Có không thiếu các tư vấn phát triển kĩ năng cá nhân cho các nhà lãnh đạo, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng phần lớn việc lãnh đạo hiệu quả cũng dựa vào việc phát triển kỹ năng và tài năng của người khác. Ở đây chính là nhân viên của họ.

Và một trong những cách các nhà lãnh đạo sử dụng đó là đưa ra các phản hồi và góp ý. Trong một nghiên cứu quan trọng về hiệu suất làm việc, các chuyên gia khẳng định các lời góp ý giúp người ta cải thiện đáng kể.

Hãy xem cách các nhà lãnh đạo hiệu quả làm. Họ đặt ra những thách thức cho bạn để giúp bạn phấn đấu nhiều hơn và sau đó giúp bạn có được những kiến ​​thức và kỹ năng để thực hiện những gì trước đây bạn không thể. Như tỉ phủ Richard Branson từng nói

“Hãy đào tạo người ta đủ giỏi để người ta nghĩ tới việc ra đi nhưng hãy đối xử với họ đủ tốt để giữ họ lại.”

3. Họ không tạo áp lực

Nhiều nhà lãnh đạo cho rằng việc giữ cho nhân viên luôn có động lực làm việc là nhiệm vụ của họ. Có nhiều người áp dụng học thuyết “Cây gậy và củ cà rốt” trong việc điều hành. Tuy nhiên, thực tế chứng minh cả “phần thưởng” và “đe dọa” đều không mang lại hiệu quả.

Sự thật là không ai có thể tạo động lực cho người khác làm việc chăm chỉ. Chắc chắn, bạn có thể khuyến khích với tiền thưởng hoặc đe dọa khi hiệu suất kém, nhưng hiệu quả của những chiến thuật này chỉ là tạm thời.

Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng những động lực bên ngoài thực sự có thể gây phản tác dụng, khiến nhân viên thiếu động lực làm việc.

Một nhà lãnh đạo chỉ cần tạo động lực cho một người nào đó khi người đó không thích công việc hiện tại. Miễn là thành viên trong nhóm của bạn đang hài lòng với công việc của họ. Với tư cách là lãnh đạo, bạn hãy đưa ra những kì vọng, mục tiêu rõ ràng và hỗ trợ họ để hiện thực hóa điều đó.

4. Họ phục vụ người khác

Nền tảng của việc có thể lãnh đạo người khác đó là gây dựng niềm tin. Nhà lãnh đạo có uy tín làm những gì họ hứa, ngay cả khi khó khăn. Trong thực tế, 1 cuộc khảo sát 1.000 nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước cho thấy tính liêm chính là đặc trưng mong muốn nhất trong các nhà lãnh đạo.

Điều đó có thể không quá ngạc nhiên, nhưng chỉ ra một nghĩa vụ quan trọng mà thường bị bỏ qua của lãnh đạo đó là: Lãnh đạo cần phục vụ những người mà họ lãnh đạo. Nếu không, thành công của họ không bao giờ có thể được xây dựng hoặc duy trì.

Chúng ta có xu hướng ngưỡng mộ những nhà lãnh đạo phục vụ lợi ích của tổ chức mình, tạo ra giá trị cho các cổ đông, ra mắt sản phẩm thành công. Ngay cả các nhà lãnh đạo cứng cỏi nhất cũng cần sự tin tưởng và hợp tác của các nhân viên của họ.

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM