Tóm lại là lằng nhằng, và rút cục là hỏng

08/02/2014 08:19 AM | Kinh doanh

Khốn khổ vì muốn 'tiên phong trong làng công nghệ'

CafeBiz xin gửi tới bạn đọc series "Mỗi ngày một Case Study", giới thiệu những câu chuyện kinh doanh thú vị, giàu ý nghĩa do các trường kinh doanh hàng đầu thế giới biên soạn. Series "Mỗi ngày một Case Study" đăng mỗi tuần hai số, vào thứ 4 và thứ 7.

Nội dung nổi bật:

Năm 2009, Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) cho phép các đội đua công thức một dùng KERS - một công nghệ tân tiến lúc bấy giờ.

- Thách thức: Các đội đua không biết áp dụng công nghệ mới kiểu gì.

- Chiến lược: Bộ tứ siêu đẳng McLaren, Ferrari, BMW và Renault hào hứng dùng ngay KERS. Ngược lại, Brawn GP và Red Bull vì tài chính eo hẹp nên không dùng.

- Kết quả: Brawn GP về nhất. Red Bull về nhì. "Bộ tứ" đại bại vì KERS liên tiếp gặp trục trặc.


Tác giả là chuyên gia nghiên cứu chiến lược tại Trường kinh doanh Cass.

Trong giải đua xe Công Thức I năm 2009, Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) đã đưa ra một loạt quy định mới về thiết kế xe đua. Theo đó, các đội có thể áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng mới nhất mang tên KERS (kinetic energy recovery system - hệ thống phục hồi động năng). Đây là công nghệ khôi phục và lưu trữ năng lượng tiêu hao trong khi phanh và chuyển hóa thành năng lượng dự trữ để tay đua sử dụng khi tăng tốc.

Ngay sau ấy, một làn sóng chạy đua áp dụng công nghệ mới nổi lên, hứa hẹn mang lại một mùa giải mãn nhãn cho khán giả.

Thách thức: Hiện đại nhưng 'hại điện'

Bài cùng series:

Chuyện Mary Kay 'xử lý' văn hóa Trung Quốc

Vì sao một chiếc áo Zara chỉ nằm trên kệ có 6 ngày?

McDonald's cũng 'bán bia kèm lạc'

Nhờ bóng sao lớn, bán hàng lợi chăng?

Lady Gaga - Công thức biến cái tên vô danh thành ngôi sao sáng chói

Xem toàn series

Đa số các đội đua F1 đều nhìn ra tiềm năng của KERS, nhưng rủi ro tiềm tàng không phải là không có.

Thứ nhất, FIA không cho biết rõ các đội cần phát triển xe đua bằng công nghệ mới đến đâu. Bởi việc áp dụng công nghệ này không phải bắt buộc, các đội không biết phải làm thế nào để thiết kế, nên thuê ngoài hay phát triển công nghệ tại chỗ.

Thứ hai, KERS làm tăng trọng lượng xe, lốp xe phải chịu áp lực lớn hơn, giảm chấn lưu để tối ưu hóa cân bằng. Như vậy, bộ dẫn động phải nhỏ và nhẹ. Các đội phải tính toán hiệu quả phải cao tới đâu thì mới bõ cho thời gian và chi phí đầu tư.

Thứ ba, tình trạng ắc quy quá nhiệt, giật điện, thậm chí là cháy nổ khi dùng công nghệ này đã từng xuất hiện và được đưa vào báo cáo.

Và cuối cùng, các đội chẳng biết phải sử dụng KERS như thế nào khi mà FIA lại còn định hạn chế công nghệ này trong một số trường hợp nhất định.

Chiến lược: Không chạy đua khi công nghệ bất ổn

Tóm lại là lằng nhằng, và rút cục là hỏng
(Ảnh: Sơ đồ công nghệ của KERS)

Các đội vốn có tài chính mạnh như Ferrari, BMW, Renault và McLaren vốn nổi danh là những 'con ngựa tiên phong' trong đổi mới công nghệ dĩ nhiên đã áp dụng ngay KERS. Một trong số các đối thủ của nhóm này là Brawn GP, thành lập năm 2009 bởi Ross Brawn - một gương mặt nổi tiếng trong giới xe đua. Bài toán đặt ra cho Brawn là cân nhắc thứ công nghệ 'hiện đại nhưng hại điện' KERS và nguồn tài chính eo hẹp của đội.

Ông quyết định kết hợp những công nghệ tân tiến nhất được FIA cho phép để phát triển những dòng xe không "màu mè" nhưng nhanh, an toàn và "ăn chắc".

Vào thời điểm mùa giải năm 2009, Brawn GP và Red Bull là hai đội có đà đi lên nhưng đều không áp dụng KERS. Thay vào đó, họ tự phát triển các công nghệ riêng, đó là: gầm xe khí động học, bộ khuếch tán kép và cải tiến hông xe cũng như bộ thoát khí. Những sáng kiến này nhằm mục đích chọn lọc, tối ưu hóa, tái thiết kế những bộ phận hiện có. Mặc cho các đối thủ tỏ ra phản đối, họ vẫn đi theo cách riêng mà không hề phạm luật.

>> 10 thất bại thảm hại nhất trong làng công nghệ

Kết quả: Vững bước mà tiến!

Cuối mùa giải năm 2009, Brawn GP về nhất còn Red Bull về nhì. Còn bộ bốn cái tên quen thuộc thì phải dành rất nhiều thời gian, công sức để khắc phục các vấn đề nảy sinh từ công nghệ KERS.

Mc Laren chỉ xếp hạng ba, Ferrari xếp hạng tư, BMW xếp thứ sáu và Renaul xếp thứ tám. Tay đua về nhất là Jenson Button của đội Brawn GP, anh có số điểm cao gấp đôi Lewis Hamilton.

Bài học

- Nhiều người cho rằng: đầu tư mạnh vào đổi mới sẽ cho ra hiệu suất cao hơn. Nhưng khi cạnh tranh cao, lợi ích bất ổn, nếu cứ nhắm mắt lao tới để thành con ngựa dẫn đầu thì chưa chắc đã có lợi.

- Các công ty có thể khai thác, áp dụng các công nghệ đã có để thích nghi phù hợp với yêu cầu thực tại.

>> F1 - Giải đua xe danh giá nhất hành tinh và công thức kiếm tiền tuyệt hảo

Thùy An

tuannm

Cùng chuyên mục
XEM