Tập đoàn Đại Dương: Cuộc bành trướng lớn từ những vụ thâu tóm nhỏ

12/07/2013 08:13 AM | Kinh doanh

Mua bán và sáp nhập được Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) xác định là một trong những chiến lược phát triển phát triển để mở rộng quy mô hoạt động.

Thực tế thì ông Hà Văn Thắm, chủ tịch Ocean Group đã rất tích cực thực hiện chiến lược này, thậm chí từ trước khi Ocean Group được hình thành.

Thương vụ lớn nhất có lẽ chính là việc giành quyền kiểm soát ngân hàng nông thôn Hải Hưng mà sau này được nâng cấp và đổi tên thành Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank).

Hiện nay, Ocean Bank có vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, với quá nửa cổ phần thuộc về những công ty liên quan đến ông Ocean Group như : Ocean Group (20%), Công ty TNHH VNT (20%) và CTCP Đầu tư Xây dựng Sông Đà - SDcon (6,65%).

SDcon là công ty đứng ra thi công nhiều công trình xây dựng mà Ocean Group tham gia như Gia Định Plaza, StarCity Condotel Nha Trang, Time Tower Hạ Long…

Hồ sơ: Ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch Ocean Group

Năng nhặt chặt bị

Đến cuối năm 2009, đầu 2010 thì khái niệm Tập đoàn Đại Dương mới thực sự hình thành. Ocean Group được tăng vốn một cách chóng mặt từ 10 tỷ lúc thành lập lên 2.500 tỷ đồng để thực hiện nắm giữ cổ phần của các công ty thành viên.

Thay vì gom những khu đất hoành tráng, Ocean Group thông qua công ty con Ocean Hospitality (OCH) lại “ưa thích” gom những công ty hay dự án có quy mô trung bình.

Khách sạn 5 sao Sunrise Nha Trang, rồi đến Khách sạn Dầu khí Phương Đông (Nghệ An), Khách sạn Suối Mơ (Quảng Ninh)… đều là những tài sản được mua lại. Thâu tóm những khách sạn này giúp OCH mở rộng chuỗi khách sạn mang thương hiệu StarCity và Sunrise của riêng mình.

Trong các thương vụ thâu tóm để đời của Ocean Group, có lẽ không thể kể đến việc thâu tóm Kem Tràng Tiền. Thương hiệu kem lâu này không phải là mục đích chính mà chính là mảnh đất 1.500m2 mà Kem Tràng Tiền đang quản lý. Năm 2010, Kem Tràng Tiền được “bán lại” cho Ocean Hospitality với giá 500 tỷ đồng. Dự định xây dựng một khu căn hộ cao cấp ở đây vẫn chưa thực hiện được.

Một thương hiệu thực phẩm khác cũng được mua về là Givral, thương hiệu bánh lâu năm tại Sài Gòn. Givral sở hữu khu đất 144 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận mà ngay nay là Khách sạn StarCity Sài Gòn.

Mới đây nhất, OCH đã hoàn tất thâu tóm Bất động sản Việt Bắc, công ty sở hữu tòa nhà văn phòng Sentinel Place nằm ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và có kết quả kinh doanh rất tốt.

StarBowl, một tòa nhà nằm ở vị trí đắc địa ở quận Đống Đa, Hà Nội cũng được Ocean Group mua lại.

 


 

Thương vụ “lạ thường”

Năm ngoái, Ocean Group đã gây tốn không ít giấy mực khi chấp nhận bỏ ra 100 tỷ để mua 10 triệu cổ phần của CTCP Dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVR). Với giá hiện tại là 2.800 đồng/cp thì Ocean Group đã lỗ tới 72 tỷ trong thương vụ này

Tuy nhiên, khi mua thêm số cổ phần trên thì Ocean Group cùng Công ty VNT và Công ty quản lý quỹ Hapaco (nhận ủy thác từ Ocean Bank) đã nắm gần 60% quyền biểu quyết, qua đó có thể chi phối hoạt động của PVR.

PVR có trong tay nhiều dự án ở các vị trí đắc địa nhưng không có vốn để đầu tư. Chấp nhận mua đắt nhưng lại kiểm soát được một công ty có giá trị rõ ràng là một bước đi khôn ngoan.

Dự án Time Tower Hạ Long, một dự án vốn của PVR, đã được chuyển qua cho Ocean Group làm chủ đầu tư và khởi công cuối tháng 6 vừa qua.

KAL

duchai

Cùng chuyên mục
XEM