Sau nửa thế kỷ, có một The Beatles rất mới trên Spotify, Apple Music, Google Play

28/12/2015 10:03 AM | Kinh doanh

Dù được coi là một trong những ban nhạc kinh điển nhất của mọi thời đại nhưng trong những năm gần đây, những bài hát của The Beatles dường như lại rất mờ nhạt, vắng bóng. Lẽ nào một ban nhạc vốn tinh nhạy với những công nghệ mới như thu âm, ghi đĩa… lại không theo kịp với sự phát triển của thời đại?

Đáp lại câu hỏi đầy thách thức của công chúng, cuối cùng huyền thoại âm nhạc đã được “lên sóng” trên Spotify, Apple Music, Google Play, Amazon Prime, Slacker, Tidal, Groove, Rhapsody và Deezer. Vậy điều gì đã khiến The Beatles đổi ý từ “việc cứ ôm khư khư lấy quá khứ” một cách bảo thủ thành “chàng Robin Hood hào phóng cưỡi Streaming phát nhạc cho công chúng” như vậy?

Duy trì hình ảnh của thương hiệu

Ngày nay, công chúng bị chi phối nhiều bởi các phương thức giải trí khác nhau. Các nhóm nhạc, bài hát ra đời như nấm mọc sau mưa và thị hiếu âm nhạc của người nghe cũng ngày càng thay đổi. Vậy nếu The Beatles muốn hình ảnh của mình không bị phai nhạt trong tâm trí người nghe và xây dựng hình ảnh trong mắt những thế hệ yêu nhạc mới thì chắc chắn họ phải chọn con đường không thể khác đó là thay đổi.

“Làm sao họ có thể được công chúng thế hệ mới biết đến mình nếu cứ khư khư ôm lấy quá khứ hào hùng trong cái thế giới hiện đại và đầy quyền lực này”.

Thay đổi này không có nghĩa là cắt đứt mọi phương tiện liên lạc với thế giới cũ, với đĩa CDs…mà chỉ là thêm luồng gió mới thêm chút sinh khí mới cho một linh hồn đã quá cũ mà dù có kinh điển mấy đi chăng nữa thì vẫn có thể bị mờ phai nếu không được thường xuyên hâm nóng lại.

Vậy, là những người kinh doanh khôn ngoan trong lĩnh vực âm nhạc nói riêng, The Beatles có lẽ đã quá hiểu cái quy luật của cuộc chơi rằng “Công chúng mới chính là những người quảng bá và lưu truyền “sự kinh điển” một cách hiệu quả nhất. Nếu cả thế giới với vài tỉ người mà lại chỉ một số nhóm người được tiếp cận thôi thì cái sự “kinh điển” ấy làm sao có thể truyền bá cho những thế hệ sau được?” . Nhanh nhạy và quyết đoán nhón chân cùng thời đại mới là phương thuốc hữu hiệu để kéo dài tuổi thanh xuân của The Beatles!

Doanh thu

Một con hổ nên biết kiên nhẫn mai phục mới có thể ngoạm được con mồi béo! Có lẽ đó cũng chính là trường hợp của The Beatles.

Không chỉ nổi tiếng với giọng hát ngọt ngào mà cứ nghe là muốn nổ lồng ngực vì tuôn trào cảm xúc, The Beatles còn không ít lần khiến khản giả đi từ hồi hộp, phấp phỏng, nôn nóng đến vỡ oà sung sướng. Đĩa compact ra đời vào những năm 80 nhưng đến tận năm 1987 The Beatles mới cho ra albums đĩa CD. Itunes Music Store mở cửa năm 2003 nhưng ban nhạc vẫn không cho thương mại bằng download cho đến khi ngồi vào bàn thoả thuận xong xuôi với Apple vào năm 2010.

Có lẽ không ít người sẽ cho rằng họ bảo thủ và chậm tiến. Nhưng có vẻ như đó là chiến lược rình mồi và vồ mồi của một con hổ đẹp và khôn ngoan. Mọi việc đều có thời điểm của nó và The Beatles luôn chờ đến thời điểm hoàn hảo nhất mới ra đòn quyết định!

“Digital music bùng nổ vào Giáng sinh và khi giáng sinh đến, những món quà là ipad, là laptop hay smartphone được đặt dưới gốc cây Noel,…”. Tất cả đã được “lên sóng” chỉ chờ bạn mở máy, truy cập Spotify, Apple Music hay Google Play… là bạn đã có thể vừa tận hưởng Giáng sinh, vừa ngây ngất trong giai điểu ngọt ngào bất hủ của The Beatles.

List nhạc không giới hạn như trước đây, mà full với những bản nhạc mà ngay cả những fan cuồng của The Beatles cũng chưa chắc đã được thưởng thức.

Vậy là, con hổ chờ đến “ thời điểm hoàn hảo nhất để thu được khoản lợi nhuận tối đa nhất”- Alex Luke, một nhà đầu tư và cựu giám đốc âm nhạc của Apple nói.

Ý nghĩa đối với ngành công nghiệp âm nhạc

Trong những năm vừa qua, nhiều hãng đã chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình từ bán đĩa CD và Download sang Streaming. Cũng không phủ nhận rằng, nhiều nghệ sĩ như Radiohead's Thom Yorke và Joanna Newsom đã nhiều khi phải phàn nàn vì khoản tiền nhận được từ streaming không cao. Năm ngoái, Taylor Swift đã gỡ bỏ các bài hát của mình khỏi Spotify; Hay album 25 của Adele, chẳng cần du nhập streaming mà vẫn bán được hơn 7 triệu đĩa.

Tất nhiên là cuộc chiến nào cũng có kẻ thắng, người thua. Có thể Taylor Swift không có duyên với streaming nhưng đó không phải là trường hợp của The Beatles hay AC/DC và rất nhiều những nghệ sĩ khác.

Trong tháng vừa rồi, tập đoàn Warner Music đã cho biết, lợi nhuận thu được từ streaming đã vượt qua doanh thu từ download nhạc trong năm này. Một ví dụ nữa là ban nhạc rock AC/DC của Úc cũng đã gia nhập streaming mùa hè vừa qua. Ngoài ra còn có cả ban nhạc của Anh Led Zeppelin và Pink Floyd cũng nhanh nhẹn đi cùng xu hướng.

Theo ông Aaron Goldman, Giám đốc Marketing tại 4C thì “ Streaming là cách tốt nhất để The Beatles hướng đến một đối tưởng khán giả trẻ”. The Beatles đã có tiếng nói của mình, đã xây dựng được thương hiệu riêng cho mình, điều họ cần làm giờ đây là “xây dựng những người hâm mộ mới”!

Và sự hiện diện của The Beatles trên Streaming sẽ mở ra một cánh cổng mới và những lợi ích mới mà theo ông Jack Isquith, phó chủ tịch cấp cao tại Slacker Radio và cựu lãnh đạo tạo Warner Bros, thì đó thực sự là “sự khẳng định về một tương lại sáng lạn cho ngành công nghiệp âm nhạc trong thời đại mới.”

Hoàng Hà

Cùng chuyên mục
XEM