Phablet: Cuộc chơi của Apple, Samsung và vòng thất bại luẩn quẩn của Microsoft

01/04/2015 14:33 PM | Kinh doanh

Doanh số bán Surface hiện không mấy khả quan. Vì vậy, người thua cuộc lớn từ trong xu hướng tự giảm doanh thu từ máy tính bảng bằng việc bán phablet sẽ là Microsoft.

Nội dung nổi bật:

- Dữ liệu cho thấy, những người đã không mua tablet hay có thể sẽ không mua tablet đang lựa chọn mua phablet. Apple và Samsung đang là 2 tên tuổi đứng đầu trong thị trường này.

- Microsoft đã bỏ lỡ mất xu hướng này, và mặc dù hãng đã mua lại Nokia, Microsoft vẫn mãi không thể chiếm được thị phần với hai con số ở bất cứ quốc gia nào ở phân khúc này được.


Phablets đơn giản là những chiếc smartphone cỡ lớn (với màn hình rộng hơn 4″). Phân khúc này tăng trưởng từ con số gần như bằng 0 vào năm 2012, đến nay, mới chỉ qua 3 năm, thị trường này đã bắt đầu bùng nổ. Phablet đang là phân khúc thị trường tăng trưởng rất nóng gần đây.  

Theo nhà tổng hợp dữ liệu thị trường, Kulbinder Garcha của Credit Suisse, ông cho rằng đây là hiện tượng “tự giảm doanh thu” hay “tự gặm chân mình” (cannibalization) của dòng sản phẩm tablet bằng việc bán ra các phablet.  Việc này có vẻ như là một tin buồn cho Apple.

Nhưng nhìn theo một hướng khác, bằng việc giới thiệu và xúc tiến bán các sản phẩm phablet (iPhone 6+ và Galaxy S6,) Apple và Samsung đang gia tăng số lượng người dùng ở mảng truyền thông di động và ứng dụng di động. Biểu đồ dưới đây cho thấy: sự tăng trưởng của dòng tablet thật nhỏ bé khi so sánh với phablet. 

Vì vậy, có thể hiểu rằng, những người đã không mua tablet hay có thể sẽ không mua tablet đang lựa chọn mua phablet. Thị trường di động dường như tăng trưởng nhanh hơn với phân khúc phablet so với thời điểm khi chưa giới thiệu phân khúc này, và mặc dù doanh số bán tablet của Apple và Samsung vẫn đang giảm nhưng nhìn chung tổng doanh thu của hai hãng vẫn tăng đều.

C:\Users\PHAM THE MANH\Desktop\Phablet-vs.jpg
Nguồn: Jay Yarrow, Business Insider, Kulbinder Garcha, Credit Suisse

Vậy ai đang thống trị trong sự tăng trưởng của phablet? Đó là những hãng có các sản phẩm phổ biến trên thị trưởng và có những phiên bản mới hơn đang ngấp nghé ra mắt.

C:\Users\PHAM THE MANH\Desktop\updated_table.jpg
Nguồn: Kantor Worldpanel, Alcarez Research, Seeeking Alpha

Như bảng dữ liệu trên cho thấy, các công ty đang dẫn dầu thị trường là những công ty có các sản phẩm phablet chạy hệ điều hành Android của Google (vị trí số 1 đang là Samsung) và iOS của Apple. Microsoft đã bỏ lỡ mất xu hướng này, và mặc dù hãng đã mua lại Nokia, Microsoft vẫn mãi không thể chiếm được thị phần với hai con số ở bất cứ quốc gia nào ở phân khúc này được.

Thật không may cho những người đam mê sản phẩm của Microsoft, và cả các nhà đầu tư, sản phẩm Windows10 của Microsoft lại đang tập trung những nỗ lực đầu tiên cho phân khúc máy tính xách tay (PC), thứ hai là cho các sản phẩm máy tính lai (các sản phẩm được sử dụng như một máy tính xách tay và vừa như một máy tính bảng), thứ ba là cho máy tính bảng (chủ yếu là dòng Microsoft Surface hiện đang bán rất chậm) và trong một tương lai xa hơn mới là cho các dòng smartphone.

C:\Users\PHAM THE MANH\Desktop\updated_TabletSales.jpg

Theo dữ liệu từ IDC, doanh số bán Surface hiện không mấy khả quan. Vì vậy, người thua cuộc lớn từ trong xu hướng tự giảm doanh thu từ máy tính bảng bằng việc bán phablet sẽ là Microsoft. Với nền tảng ứng dụng tương đối hạn chế và những tổn thất nặng nề với Microsoft từ việc bán Surface, sẽ có rất ít doanh thu hoặc lượng tiền mặt có thể quay trở lại để hỗ trợ nỗ lực cạnh tranh trong một thị trường đang bị thu hẹp dần.

Apple và Samsung sẽ tiếp tục các nỗ lực tiếp thị để có thể bán hàng tốt hơn, và rất có thể những nỗ lực đó sẽ làm cho các sản phẩm máy tính bảng có giá cả phải chăng hơn (nói cách khác là kỳ vọng giá trong tương lai sẽ thấp hơn). Vì vậy, chúng ta có thể dự đoán thị phần tablet nhỏ bé của Microsoft sẽ giảm trong tương lai thi doanh số sản phẩm này giảm xuống.

Đây là rắc rối được tạo ra khi một hãng bỏ lỡ một xu hướng tiêu dùng chủ yếu nào trên thị trường.

Microsoft đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trong mảng di động.  Họ đã không chuẩn bị gì cho xu hướng đó trong các dòng sản phẩm chủ lực của hãng, và họ lại để cho các sản phẩm mới như Zune và Lumia đi vào lối mòn cũ.  Vào thời điểm Microsoft có các hành động phản ứng, Apple và Samsung đã dẫn đầu thị trường, và Microsoft vẫn đang cố gắng chơi trò đuổi bắt với các sản phẩm Windows “cốt lõi” của họ.

Nhưng tệ hơn, bởi vì đã tụt lại xa, các nhà lãnh đạo của Microsoft đã không thể dự đoán được thị trường sẽ phát triển ra sao trong 3 năm tiếp theo. Do đó họ phát triển các sản phẩm cho thị trường như đang có hiện nay, như máy tính bảng (và các sản phẩm lai của họ), mà bây giờ chúng ta nhìn thấy rằng chúng sẽ nhanh chóng bị lỗi thời như những thay đổi của thị trường đối với sản phẩm mới (như phablets.)

Có lẽ bởi vì Apple và Samsung đã có những sản phẩm mới (phablets) mà họ đã chuẩn bị từ trước để “gặm nhấm” dần thị phần từ các sản phẩm cũ (máy tính bảng) nhằm phát triển các thị trường tổng thể. Với Microsoft, họ có quá ít sản phẩm điện thoại thông minh, cũng như thị phần về phablet quá nhỏ, vì vậy, sự thay đổi của thị trường sẽ không mấy có ích để thúc đẩy doanh thu của Microsoft. Bằng cách đặt cược rất nhiều vào mảng kinh doanh cốt lõi về máy tính của mình và mở rộng tiện ích trên Windows 10 chủ yếu cho dòng máy tính bảng và máy tính lai, Microsoft sẽ có nhiều khả năng phải đặt dấu chấm hết cho dòng Surface trong tương lai khi thị phần smartphone của nó bị xói mòn đến không còn gì cả.

Vì vậy, xu hướng phát triển phablets sẽ đẩy Microsoft ngày càng xa hơn với mục tiêu trở thành một đối trọng về phát triển công nghệ dành cho cá nhân trên thị trường công nghệ. Windows 10 có thể sắp được phát hành, nhưng nó cũng ngày càng trông giống như các mẫu điện thoại Blackberry mới. Có rất ít lý do để người dùng quan tâm về các sản phẩm điện thoại di động của Microsoft, bởi vì các sản phẩm này thường đi sau các xu hướng công nghệ và có vị thế rất nhỏ bé trong lòng khách hàng.

Xa hơn nữa, các nhà phát triển đã và đang đưa ra nhiều nền tảng mới còn nhanh hơn cả việc Microsoft cập nhật nền tảng đang dần lỗi thời của họ.

Nếu không có thị phần, Microsoft sẽ không thu hút được các nhà phát triển ứng dụng đầu quân, khi đó Microsoft sẽ không có một kho ứng dụng mạnh mẽ, khi không có các ứng dụng đủ hấp dẫn, Microsoft sẽ không thu hút được khách hàng, và không có khách hàng thì Microsoft sẽ không thể chiếm được thị phần nào - và đó là vòng xoáy khủng khiếp mà Microsoft đang rơi vào.

>> Surface và window 8: Ai được ai mất

Phạm Thế Mạnh

Phạm Thế Mạnh

Cùng chuyên mục
XEM