Những thăng trầm trong giới kinh doanh năm 2012

14/12/2012 11:31 AM | Kinh doanh

Trong khi những đứa con cưng như Facebook cùng Zynga không còn được sùng ái, thì những SpaceX, Airbnb, và Kickstarter lại đang lên như diều gặp gió.


Năm nay, trong lúc một vài doanh nghiệp có vẻ không được may mắn trên thương trường, thì lại có một số những doanh nghiệp khác vẫn tận hưởng vinh quang trên đà chiến thắng. Trong khi những đứa con cưng như Facebook cùng Zynga không còn được sùng ái, thì những SpaceX, Airbnb, và Kickstarter lại đang lên như diều gặp gió. Hãy cùng xem từng bước thăng trầm trong giới doanh nghiệp trong năm 2012

1. Facebook IPO Blunder

Đối với giới đầu tư và cả làng công nghệ, việc Facebook phát hành cổ phiếu lần đầu vào tháng năm như dự đoán là rất đáng quan tâm. Việc phát hành cổ phiếu này đã gặp phải những vấn đề về kĩ thuật, chiến thuật, và vân đề pháp lí. 

Vào tháng Tám, công ty bị thua lỗ một nửa giá cổ phiếu. Sự sụp đổ này đã đặt ra cho những công ty đang trên đà hăm hở về việc phát hành cổ phiếu lần đầu một nỗi lo ngại và khiến ủy ban chứng khoán phải xem xét lại chuẩn quy tắc trước đây.

2. SpaceX thổi luồng gió mới vào du lịch vũ trụ

Sự kiện tàu Atlantis hạ cánh vào năm 2011 đã đánh dấu sự kết thúc của chuyến du hành vũ trụ có người lái của NASA. Nhưng một kỉ nguyên kết thúc không đồng nghĩa với một cái kết vĩnh viễn cho du lịch vũ trụ.

SpaceX’s Dragon đã trở thành tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên ghé thăm trạm vũ trụ quốc tế vào tháng năm, và đây là một phần của hợp đồng 1,2 tỉ đô la Mỹ của NASA. Chuyến du hành có người lái đầu tiên của SpaceX dự đoán là được thực hiện vào năm 2015, và NASA đã kí hợp đồng với 2 công ty tư nhân khác về kế hoạch “taxi vũ trụ”.

3. Zynga đang trên đà ngấp ngoải

Zynga mới đây đã trở thành một cái tên ưa chuộng gắn với Facebook. Thế nhưng Zynga lại đang trên đà đi xuống với giá cổ phiếu bị giảm, hoạt động quảng cáo thua lỗ, đổi mới dịch vụ không có gì khởi sắc. Năm ngoái, công ty này đã cắt giảm 5% lượng nhân công, và một số lượng người trong ban giám đốc điều hành chủ chốt đã xin từ chức.

4. Trận chiến pháp lý của Uber

Uber, một ứng dụng của smartphone dành cho ô tô đã khiến những quan chức địa phương của các thành phố phàn nàn về độ thiếu minh bạch của giá cả và một số những vấn đề khác. Những tài xế taxi ở Chicago và San Francisco đã khởi kiện về việc xâm phạm nhãn hiệu và hành vi lừa đảo người tiêu dùng. 

Tuy vậy, vẫn có một điều đáng mừng dành cho Uber, đó là công ty đã kí một hợp đồng vào đầu tháng này với hội đồng thành phố Washington D.C. , qua đó, công ty được cho phép tự do làm việc với tài xế địa phương. Nhiều người dùng ứng dụng bày tỏ sự ủng hộ đối với Uber và rất muốn công ty có thể tiếp tục hoạt động

5. Tài trợ đám đông và cho vay vi mô bắt đầu dành chỗ đứng

Một số doanh nghiệp nhỏ khan hiếm vốn đầu tư đang phải dựa dẫm vào những trang web như Quirky, RocketHub, và Kickstarter. Trong khi đó, các công ty liên doanh cho vay vi mô như Kiwas đã tiếp tục bổ sung các thành phố của Mỹ vào danh mục đầu tư các nước phát triển.

Vào tháng tư, chính phủ đã ra điều luật JOBS nhằm tạo một bước tiến an toàn trong xu hướng tài trợ đám đông. Điều luật này giới hạn việc đầu tư có nguy cơ bị mất trắng, cho phép các nhà tài trợ nhận vốn chủ sở hữu, và tăng số lượng doanh nghiệp.

6. Ưu đãi hàng ngày đang dần biến mất?

Khách hàng đang dần mất hứng về xu hướng ưu đãi hàng ngày của doanh nghiệp. Hàng khuyến mại trở nên quá tẻ nhạt. Công ty thì mọc nên như nấm. Trong khi đó, nhiều thương gia đã gặp thất bại khiến họ thua lỗ và không có thêm nhiều khách hàng mới. 

Giá cổ phiếu của Groupon giảm hơn 10% so với lần phát hành lần đầu. Amazon đã giảm bớt hơn 90% đầu tư vào Living Social. Gilt Groupe đóng cửa trang web thời trang nam giới, cắt giảm lượng nhân viên của trang thực phẩm, và cố gắng bán tống bán tháo trang du lịch Jetsetter.

7. Đằng sau cơn bão Sandy

Năm nay Airbnb nổi lên như một nhà vô địch trong phong trào “kinh tế chia sẻ” (Phong trào của sự gắn kết chặt chẽ giữa mạng xã hội trực tuyến, công nghệ di động và xu hướng tiết kiệm trong bối cảnh kinh tế bất ổn). 

Công ty này được ví như một người hùng khi miễn phí giá thuê nhà tại những vùng chịu ảnh hưởng của cơn bão Sandy và lập lên một diễn đàn cho những ngưởi cung cấp dịch vụ cấp phát nhà miễn phí sau thảm họa.

8. Những CEO bất mãn hành động thiếu suy nghĩ sau bầu cử

Vì một mục đích gì đi nữa, thì hành động của những vị CEO này là một vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết họ đều sa thải một lượng nhân công sau khi Obama tái đắc cử và đều khằng định rằng họ không còn sự lựa chọn nào khác. 

Sau khi sa thải 156 nhân viên, Robert Murry, CEO của công ty Murry Energy đã chỉ trích Obama về cuộc chiến tranh than đá. Zane Tankle, CEO của Applebees đã trả lời hãng tin Fox News rằng có thể ông sẽ sai thải một vài nhân viên trong công ty, trong khi CEO của Pappa John’s lại nói rằng một vài chi nhánh của công ty sẽ có thể làm điều tương tự. 

Người ta suy đoán những vị CEO này đã cho nhân viên mình nghỉ việc trước bầu cử. Bằng cách này, họ hi vọng Romney sẽ dành chiến thắng trong kì bầu cử.

9. Thuốc dỏm và cơn bùng phát dịch viêm màng não

Chỉ vài tháng trước, hầu hết mọi người còn chưa biết đến dược chất tổng hợp, chính là thứ thuốc gây bùng phát dịch viêm màng não, là căn bệnh đã giết chêt 38 người và khiến 440 bị bệnh. Loại thuốc độc này được sản xuất tại công ty New Enghland Compound Center, lập nên bởi Barry Cadden, ở Framingham, Massachusetts. 

Công ty này bị buộc phải đóng cửa và có thể sẽ bị tịch thu giấy phép kinh doanh. Điều tra viên còn tìm thấy những chất độc tiềm tàng tại công ty Cadden khác, goi là Ameridose. Đúng là không phải ai cũng có thể điều hành nhiều doanh nghiệp cùng một lúc.

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM